Review sách Omoiyari – Nghệ thuật đối nhân xử thế của người Nhật

Review sách Omoiyari – Nghệ thuật đối nhân xử thế của người Nhật

Bạn đang xem bài viết Review sách Omoiyari – Nghệ thuật đối nhân xử thế của người Nhật được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Chúng ta không thể tồn tại trên cuộc đời này mà không giao tiếp hay kết nối với mọi người xung quanh. Vậy nên việc chúng ta yêu thương, thấu hiểu cho những người xung quanh là vô cùng cần thiết. “Omoiyari – Nghệ thuật đối nhân xử thế của người Nhật” sẽ giúp chúng ta lan tỏa tình yêu thương của mình đến với mọi người!

review-sach-omoiyari-nghe-thuat-doi-nhan-xu-the-cua-nguoi-nhat-1

Đôi nét về tác giả

Erin Niimi Longhurst

Là nhà văn mang hai dòng máu Nhật – Anh.

Tốt nghiệp Đại học Manchester với bằng Nhân chủng học Xã hội, hiện cô là giám đốc tư vấn truyền thông xã hội và kỹ thuật số.

Những cuốn sách của Erin thể hiện niềm đam mê của cô về ẩm thực và văn hóa Nhật Bản.

Cảm nhận về sách

Thế giới của những người trưởng thành đôi khi thật lạ lùng, rõ ràng chúng ta chẳng thích những cuộc hẹn xã giao, chúng ta không thích “giả tạo” hay phải đeo mặt nạ để gặp người khác nhưng rồi chúng ta đã thực hiện những việc đó. Nhiều lúc gặp phải nhiều tình huống oái ăm chẳng biết nên xử lý như thế nào cho hợp lý. Hay đơn giản là bạn muốn quan tâm người khác nhưng chẳng biết nên nói như thế nào cho phù hợp, không biết làm thế nào để thể hiện tình cảm cho họ hiểu.

Chúng ta sống trong một thế giới với rất nhiều sự biến động, thay đổi nhanh chóng vậy nên việc thấu hiểu người khác là vô cùng quan trọng. Từ đó chúng ta biết yêu thương mọi người xung quanh và trân quý tình cảm của họ dành cho ta. Omoiyari – cốt lõi trong nghệ thuật đối nhân xử thế của người Nhật.

Omoiyari được hiểu là những hành động đơn giản mà ai trong chúng ta cũng có thể làm hàng ngày. Đó là khi bạn biết đặt cái “tôi” xuống để lợi ích của cá nhân đi sau lợi ích và giá trị của cộng đồng. Đây được xem là một cách sống “biết suy nghĩ cho người khác” từ đó chúng ta có thể lan tỏa tình yêu thương của mình đến với mọi người!

review-sach-omoiyari-nghe-thuat-doi-nhan-xu-the-cua-nguoi-nhat-2

“Với mỗi nơi ta từng đến, ta đều khiến nơi đó tốt đẹp hơn hoặc ít nhất là tương tự lúc ta bước vào. Nó là về sự tôn trọng – với bản thân ta, với những người xung quanh ta và với cả môi trường. Bởi vì một hành động ân cần dù nhỏ nhất cũng có thể tạo nên một thế giới khác biệt.

Người Nhật có những đức tính đáng quý khiến thế giới phải ngả mũ thán phục. Ví như câu chuyện hàng trăm, hàng nghìn người được vào siêu thị lấy lương thực tiếp tế khi có thiên tai, khó khăn ập đến. Tuy vậy, họ chỉ lấy một lượng vừa phải, đủ dùng để cho những người sau có cơ hội lấy lương thực. Hay câu chuyện người Nhật luôn xếp hàng ngay ngắn để chờ đồ tiếp tế, họ sẵn sàng nhường chỗ của mình cho người già, trẻ em.

Tinh thần Omoiyari của người Nhật Bản xuất hiện ở khắp mọi nơi. Khi đặt chân đến nước Nhật bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những công trình công cộng được xây dựng làm sao cho những người khuyết tật thuận tiện sử dụng. Hay hệ thống tàu ở Nhật Bản cũng khiến thế giới phải thán phục đó là trong một không gian công cộng mọi người đều tôn trọng sự riêng tư của nhau.

“Việc tôn trọng các không gian chung và công cộng thể hiện lòng biết ơn. Từ việc giữ cho môi trường xung quanh kirei, ta học được cách chấp nhận phụ trách và lãnh trách nhiệm, để giúp một không gian trở nên tốt hơn lúc ban đầu. Tất cả chúng ta đều có thể làm phần việc của mình để trợ giúp.

Biết nghĩ cho người khác cũng là một loại trí tuệ. Chúng ta dễ nhìn thấy rất nhiều người thường có góc nhìn suy nghĩ cho bản thân họ trước, đó là họ làm gì để thoải mái nhất hoặc họ không muốn làm việc nào đó. Thế nên khi nghe người khác tâm sự, có không ít người thường có cái nhìn phán xét thay vì lắng nghe và đặt mình vào trường hợp của người khác. Trên thực tế, việc chúng ta có lòng trắc ẩn, quan tâm đến cảm xúc của đối phương cũng là một biểu hiện đạo đức. Hãy để ý, nếu chúng ta sống ích kỷ, lúc nào cũng nghĩ cho bản thân mình chúng ta sẽ dễ dàng làm mọi thứ để đạt được mục tiêu cá nhân mà không hề nghĩ đến cảm xúc cho người xung quanh. Ngược lại, khi biết nghĩ cho người khác chúng ta luôn nhìn góc độ ở nhiều vấn đề để giải quyết sự việc sao cho hợp lý nhất.

review-sach-omoiyari-nghe-thuat-doi-nhan-xu-the-cua-nguoi-nhat-3

Omoiyari đến từ những điều vô cùng bình dị trong cuộc sống, đó chỉ đơn giản là lời nhắc nhở của một người bạn rằng chúng ta nên ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ. Hay một lời chúc tốt đẹp nào đó từ người lạ khi họ nhận được sự giúp đỡ của chúng ta.

Nếu bạn biết đặt cái tôi xuống, không vì lợi ích cá nhân của mình mà luôn suy nghĩ đến lợi ích của cộng đồng để thấu hiểu nhiều hơn, cuộc sống này sẽ hạnh phúc và luôn ngập tràn những yêu thương của con người với con người, mỗi sáng mai thức dậy chúng ta sẽ luôn vui vẻ và đón nhận những điều tích cực nhất từ cuộc sống.

“Yêu bản thân trước hết là thỏa mãn những nhu cầu hợp lý của bạn, sau đó là chia sẻ những điều tốt đẹp cho những người khác. Rốt cuộc, chỉ khi bạn có thể tự lo cho nhu cầu của mình thì bạn mới có thể lo lắng cho người khác”.

Trích đoạn hay trong sách

Có một bài học quý giá mà Onkochishin mang đến, đó là chúng ta không bị xác định bởi quá khứ của mình. Đôi khi con đường mà ta không đi, một bước đi sai lầm hay bỏ lỡ cơ hội hoặc tiềm năng, có thể khiến chúng ta sợ hãi – chúng có thể khiến chúng ta tê liệt, suy yếu. Nhưng quan trọng là đừng bỏ qua mọi thứ, như thế chúng chưa từng xảy ra và đóng tất cả lại.

Bạn có thể chưa thấy được ngay những điều tốt đẹp từ trải nghiệm, thậm chí chúng có phần đau thương. Nhưng bạn hãy thử nhìn lại từ thời điểm đó đến nay, bạn trưởng thành hơn như thế nào. Dù ít hay nhiều, nhưng chắc chắn mình tin bạn của hiện tại là phiên bản mạnh mẽ hơn trong quá khứ.

review-sach-omoiyari-nghe-thuat-doi-nhan-xu-the-cua-nguoi-nhat-4

Onkochishin chính là đón nhận quá khứ cả điều tốt lẫn điều xấu – và tiến về phía trước để tạo ra một điều mới. Việc bận trân trọng những bài học kinh nghiệm suốt chặng đường và mang theo những quan điểm mới trong giai đoạn tiếp theo của cuộc hành trình, là cách để cuộc sống của bạn hạnh phúc hơn.

Lời kết

Sống đâu chỉ có nhận mà chúng ta còn phải cho đi, cho đi để thể hiện lòng “biết ơn” của chúng ta khi được ban cho sự sống này. Mỗi ngày hãy thức dậy bằng thật nhiều tinh thần tích cực và sự biết ơn, bạn sẽ hiểu rằng cuộc sống này vô cùng đáng sống. Mỗi người đều cần phải hoàn thiện bản thân nhiều hơn nữa để phụng sự cho xã hội.

Cuốn sách Omoiyari – Nghệ thuật đối nhân xử thế của người Nhật mang lại nhiều góc nhìn giá trị cho người đọc. Reader hy vọng cuốn sách này sẽ khai sáng cho bạn về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Chúc bạn đọc sách vui vẻ. Trân trọng!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/omoiyari-nghe-thuat-doi-nhan-xu-the-cua-nguoi-nhat-a956.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *