Ăn ốc nói mò

Ăn ốc nói mò

Bạn đang xem bài viết Ăn ốc nói mò được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

“Ăn ốc nói mò” có nghĩa là nói một ai đó nói không có căn cứ, sai sự thật về một sự việc bất kỳ nào đó.

Ăn ốc nói mò

Mới nghe qua dường như có thể giải thích thành ngữ ăn ốc nói mò nhờ vào quan hệ nhân quả: “Ăn ốc thì nói mò” hay “Vì ăn ốc nên nói mò”, tương tự như khi hiểu các tổ hợp từ ăn ốc lạnh bụng, uống rượu nhức đầu, hút thuốc khản giọng… Song, cái ý nói mò (tức nói đoán chừng, hú họa, không chắc trúng, vì không có đủ căn cứ để nói) của ăn ốc nói mò lại chẳng có mối liên hệ nào với việc ăn ốc cả. Nói cách khác, ở đây giữa ăn ốc và nói mò không có quan hệ nhân quả. Vậy thì, ăn ốc và nói mò kết hợp với nhau theo quan hệ gì? Và thành ngữ ăn ốc nói mò đã xuất hiện như thế nào?

Có người cho ăn ốc nói mò có xuất xứ ở việc uống rượu ăn ốc ở các quán đầu làng. Rượu vào lời ra. Người quá chén thường nói năng lung tung, hết chuyện này sang chuyện khác, đúng, sai, hay, dở, tục, thanh, không để ý tới. Cách giải thích này xem ra có một ít lí lẽ, song chưa thể yên tâm được. Nói mò trong ăn ốc nói mò không phải nói lung tung, chuyện này sang chuyện nọ như người say rượu mà là nói hú hoạ, đoán chừng về một điều cụ thể, vốn xác thực nhưng không biết hoặc chưa biết chắc chỗ đúng của điều cần nói là đâu.

Ăn ốc nói mò

Có người cho ăn ốc nói mò có xuất xứ ở việc uống rượu ăn ốc ở các quán đầu làng. Rượu vào lời ra. Người quá chén thường nói năng lung tung, hết chuyện này sang chuyện khác, đúng, sai, hay, dở, tục, thanh, không để ý tới. Cách giải thích này xem ra có một ít lí lẽ, song chưa thể yên tâm được. Nói mò trong ăn ốc nói mò không phải nói lung tung, chuyện này sang chuyện nọ như người say rượu mà là nói hú hoạ, đoán chừng về một điều cụ thể, vốn xác thực nhưng không biết hoặc chưa biết chắc chỗ đúng của điều cần nói là đâu.

Cũng có người nghĩ tới quan hệ điều kiện – giả định giữa việc ăn ốc và việc mò ốc: “muốn ăn ốc phải mò ốc” để cắt nghĩa xuất xứ của ăn ốc nói mò. Nhưng tại sao ý “muốn ăn ốc phải mò ốc” lại liên hội được với ý “nói mò, nói hú họa, nói không có chứng cứ” của ăn ốc nói mò đã nêu trên?

Chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân của thành ngữ này theo một hướng khác. Như đã biết, trong tiếng Việt có một từ mò là động từ (mò ốc, mò cua…) và một từ mò là trạng từ (nói mò, đoán mò…). Mò trong ăn ốc nói mò chính là từ mò trạng từ, chỉ cách thức hành động. Như vậy, giả định có quan hệ điều kiện giữa ăn ốc và mò ốc nêu trên là không có lí. Điều cần làm rõ ở đây là, vậy thì (nói) mò đã đi vào ăn ốc nói mò bằng con đường nào?

Một số câu thành ngữ đồng nghĩa: Ăn măng nói mọc, Ăn cò nói bay.

Sử dụng câu tục ngữ “Ăn ốc nói mò” trong trường hợp nào

Ngày nay, cậu tục ngữ “Ăn ốc nói mò” được sử dụng rộng rãi và phổ biến, người ta thường sử dụng nó trong trường hợp ai đó đang đoán già đoán non, không biết thực hư câu chuyện như thế nào chỉ dựa vào một vài thông tin chưa xác thực đã vội vàng đánh giá toàn bộ sự việc. Một số người khi chỉ nghe loáng thoáng một vài thông tin nhưng làm bộ như mình biết rõ toàn bộ, thêm thắt nhiều chi tiết và bắt đầu đi kể lại cho nhiều người. Cũng vì tính “Ăn ốc nói mò” mà rất nhiều người bị vạ lây từ một câu chuyện không có thật và thậm chí là không liên quan đến bản thân của họ.

Lời nói ra rồi không thể rút lại

Trong giao tiếp hàng ngày có rất nhiều người “Ăn ốc nói mò” cũng có trường hợp may mắn là vô hại nhưng cũng có nhiều trường hợp gây ảnh hưởng lớn đến nhiều người. Sự đoán mò ấy chỉ đơn thuần là sự suy đoán như: Tôi nghĩ, tôi đoán, theo tôi là như vậy,…mặc dù là đoán mò nhưng họ vẫn cố tình nói giống như mình biết rất rõ về sự việc đó.

Trong một vào trường hợp, họ thường nhìn vẻ bề ngoài của người khác và bắt đầu đánh giá về nhân cách, thế nhưng muốn hiểu một người không chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài để đánh giá. Hay chỉ đơn giản là thông qua một hành động nào đó, họ thường vội vàng đánh giá.

Lời nói khi đã nói ra rồi thì không thể rút lại thế nên bạn cần phải biết lựa lời mà nói trong đúng hoàn cảnh. Khi chưa rõ tường tận sự việc thì đừng nên phán xét hay suy đoán mò về một vấn đề nào đó.

Lời kết

Câu tục ngữ “Ăn ốc nói mò” phê phán thói quen giao tiếp thiếu sự hiểu biết, dẫn chứng xác thực đã vội vàng kết luận sự việc. Con người cần phải hiểu rõ được tầm quan trọng của việc nói đúng trong cuộc sống để từ đó mỗi người đều có hình thành nhân cách và hoàn thiện bản thân thật tốt qua từng ngày.

Trên đây là bài viết phân tích câu tụcngữ“Ăn ốc nói mò” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu tục ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/an-oc-noi-mo-a718.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *