Bạn đang xem bài viết Biết thì thưa thì thốt không biết thì dựa cột mà nghe được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
“Biết thì thưa thì thốt không biết thì dựa cột mà nghe” ý muốn nhắc nhở chúng ta phải biết giữ ý tứ trong lời ăn và tiếng nói.
Biết thì thưa thì thốt
Thưa thốt, nói chuyện chính là phép lịch sự trong giao tiếp nó thể hiện thái độ tôn trọng đối phương, khi bạn phản hồi lại người khác thể hiện bạn rất quan tâm đến vấn đề họ đang đề cập đến. Thế nhưng không phải lúc nào nói cũng là tốt vì có nhiều lúc chính cái miệng sẽ hại cái thân. Lời nói một khi đã nói ra rồi không thể rút lại thế nên trước khi phát ngôn một điều gì đó bạn nên cân nhắc cẩn thận.
Không biết thì dựa cột mà nghe
Không biết thì nên giữ im lặng vì khi bạn phát biểu sai sẽ khiến cho những người xung quanh cảm thấy buồn cười. Thế nên cách tốt nhất là giữ im lặng để không phải ngại ngùng, im lặng là vàng. Không biết nhưng vẫn cố tỏ vẻ hiểu biết sẽ khiến cho người khác cảm thấy khinh thường bạn và cảm thấy bạn thật tầm thường.
Những anh hùng bàn phím
Anh hùng bàn phím là cái tên dùng để chỉ những kẻ không biết gì nhưng vẫn cố tỏ vẻ hiểu biết, suốt ngày chỉ biết lên mạng phát ngôn, mặc dù không biết sự tình là gì nhưng họ vẫn vào bình luận tỏ vẻ mình là người biết rất nhiều. Những anh hùng bàn phím thường là người rảnh rỗi không có việc gì làm thế nên tối ngày vào phán xét cuộc sống của người khác. Họ nghĩ rằng không gian mạng không ai biết mình là ai thế nên vô tư đi bình luận, công kích người khác để thỏa mãn.
Nói năng vô ý tứ rất dễ mất điểm với người khác
Xung quanh chúng ta có vô vàn kiểu người khác nhau với rất nhiều kiểu tính cách. Có người trầm tính ít nói, có người hoạt bát nói nhiều, cũng có kẻ đi đến đâu cũng nói nhiều, không chú ý đến mọi người xung quanh.
Tùy vào hoàn cảnh và đối tượng mà chúng ta cần phải điều chỉnh hành vi của bản thân, ví như khi đi phỏng vấn bạn không thể giữ im lặng và tiết kiệm lời mà đây là lúc để chúng ta thể hiện bản thân của mình với nhà tuyển dụng. Ví như khi ở một nơi cần giữ im lặng chúng ta cần phải tôn trọng mọi người xung quanh.
Thế mới có câu “Họa từ miệng mà ra” một lời khi nói ra rồi sẽ chẳng thể rút lại vậy nên cần “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Những câu nói vô ý vô tứ sẽ vô tình gây họa cho bạn, không phải lúc nào cũng cần sự hoạt ngôn và thoải mái.
Hậu quả của việc nói năng vô ý tứ
Nhiều người nói năng vô ý tứ không để ý tới cảm nhận của người xung quanh, ngày nay khi Internet phát triển, mạng xã hội là nơi để chúng ta giải trí chính vì thế nhiều người không ngần ngại lên mạng trù dập, nói xấu và xúc phạm người khác, họ nghĩ rằng mạng là không gian ảo vậy nên có thể thoải mái nói mà không suy nghĩ đến cảm xúc của người khác. Chính vì lý do này mà nhiều người bị áp lực bởi những lời nói đó và rơi vào trầm cảm, mất niềm tin vào cuộc sống.
Hay những lời nói chê bai, xúc phạm đến ngoại hình của người khác. Nhiều người nói rằng họ chỉ trêu đùa chứ không có ý xúc phạm thế nhưng lời nói là của bạn nhưng suy nghĩ là của người khác. Khi bạn thoải mái nói ra những câu nói bông đùa, vô ý vô tứ thì người khác đang buồn bã vì tin điều đó là thật. Suy cho cùng tất cả chúng ta đều đã là người trưởng thành rồi thế nên bạn cần phải suy nghĩ chín chắn, chịu trách nhiệm với việc mà mình đã làm.
Biết cách khiêm nhường
Có những kẻ đi đến đâu hay gặp bất cứ ai họ đều tỏ vẻ mình là người biết rất nhiều thứ trên đời, họ thể hiện mình với người khác một cách lố bịch. Thực tế những kẻ thích thể hiện chỉ giống như “Thùng rỗng kêu to” khiến cho người nghe thêm chán ghét. Những người giỏi họ thường không thể hiện quá nhiều mà người nghe vẫn có thể quan sát và cảm nhận được.
Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ
Giao tiếp là một kỹ năng mềm mà bất cứ ai đang đi học hay đã đi làm đều cần phải trang bị, khéo ăn nói sẽ giúp chúng ta có nhiều cơ hội và được mọi người yêu quý. Vậy nên dù đang ở vị trí nào thì bạn cũng cần phải trau dồi kỹ năng này mỗi ngày. Người khéo ăn nói chưa bao giờ chịu thiệt, vậy nên thông minh nhất là khéo ăn nói khiến cho người khác thoải mái.
Lời kết
Câu thành ngữ “Biết thì thưa thì thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta phải để ý đến lời ăn tiếng nói. Bởi vì lờinói khi đã nói ra rồi sẽ không thể rút lại được nữa và đôi khi chính lời nói sẽ gây cho bạn họa rất lớn.
Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ “Biết thì thưa thì thốt không biết thì dựa cột mà nghe” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!
Nguồn: https://www.reader.com.vn/biet-thi-thua-thi-thot-khong-biet-thi-dua-cot-ma-nghe-a771.html