Chiếc thuyền ngoài xa và những ý nghĩa triết lý về cuộc sống

Chiếc thuyền ngoài xa và những ý nghĩa triết lý về cuộc sống

Bạn đang xem bài viết Chiếc thuyền ngoài xa và những ý nghĩa triết lý về cuộc sống được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Nguyễn Minh Châu được biết đến là nhà văn tài năng với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Các tác phẩm văn học của ông đều chứa đựng nhiều ý nghĩa triết lý về cuộc sống. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của ông. Từ những hình ảnh nhỏ nhất trong tác phẩm đều khiến bạn đọc không khỏi phải suy ngẫm.

Phát hiện đối lập nhau của người nhiếp ảnh Phùng

Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm chứa nhiều tình huống truyện bất ngờ, độc đáo. Mỗi một tình huống truyện lại đưa bạn đọc đến với những ý nghĩa ẩn dấu đằng sau. Dưới con mắt nhìn của người nghệ sĩ nhiếp ảnh “Phùng”, các tình huống lần lượt diễn ra đầy bất ngờ. Trong mỗi tình huống lại mang đến những bước ngoặt mới cho nhận thức của “Phùng” cũng như bạn đọc.

Hình ảnh hoàn mỹ của một buổi sáng bình minh trên biển

Mở đầu tác phẩm là hình ảnh Phùng đang cố gắng tìm kiếm cho mình bức ảnh đẹp nhất tại bờ biển. Trên bờ biển là lác đác những cỗ xe hư hỏng trải qua chiến tranh bị bỏ lại. Sau một quãng thời gian phục kích, cuối cùng Phùng cũng đã bắt được một cảnh đẹp trời cho.

Dưới những hạt mưa phùn lác đác và từng lớp sương mù đan xen vào nhau, Phùng đã kịp ghi lại cho mình hình ảnh “có một không hai” trên biển. Hình ảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong bầu sương mờ ảo, lấp ló đằng sau đó còn có vài bóng người,…

Hình ảnh vô cùng chân thực, giản dị nhưng lại toát lên một vẻ đẹp cuốn hút đến kỳ lạ. Nhân vật Phùng liên tục bấm máy để có thể lưu lại toàn bộ vẻ đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên. Chỉ với vài ngôn từ miêu tả nhẹ nhàng, Nguyễn Minh Châu như đã đưa độc giả trực tiếp đứng trên bờ biển để chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc nhất vô nhị này.

Tuy nhiên, khi Phùng và các độc giả đang mải mê chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có thì câu chuyện lại đang chuẩn bị chuyển sang tình huống mới. Đó là hiện thực đầy nghịch lý đằng sau vẻ đẹp đắt giá trời cho kia.

Chiếc thuyền ngoài xa và những ý nghĩa triết lý về cuộc sống
Hình ảnh hoàn mỹ “trời ban” trên biển

Hình ảnh cuộc sống hiện thực phũ phàng, nghịch lý 

Khi đang đắm mình vào  hình ảnh sở hữu vẻ đẹp trời ban thì Phùng lại bất ngờ phát hiện ra được nghịch lý của cuộc sống. Phùng bước gần hơn tới bãi biển và thấy được hình ảnh rõ ràng của “những bóng người mờ ẩn sau làn sương”. Đó là người phụ nữ trạc 40 tuổi, thô kệch và mang vẻ mặt mệt mỏi sau một đêm dài thức trắng. Theo đằng sau là một người đàn ông có tấm lưng rộng, chân đi chữ bát,…

Khi lên đến bờ, người đàn ông lập tức rút thắt lưng và đánh tới tấp vào người đàn bà. Vừa đánh lão ta vừa chửi rủa vô cùng thậm tệ. Tuy nhiên, trái ngược lại là hình ảnh người đàn bà cam chịu, nhẫn nhịn từng cái vung dây nịt mà không hề phản kháng.

Hình ảnh đầy bạo lực kia đã khiến Phùng vô cùng sững sờ và quên mất vẻ đẹp hoàn hảo lúc trước. Khi chưa kịp ngăn cản thì có một bóng nhỏ vụt qua và giành được chiếc thắt lưng từ tay người đàn ông. Đó là Phác – con trai lớn của đôi vợ chồng kia.

Thông qua những chi tiết ngắn gọn, ta có thể thấy được Phùng không chỉ là một người yêu cái đẹp, anh còn là người sẵn sàng đứng lên chống lại cái xấu. Với hai tình huống truyện bất ngờ trên của chiếc thuyền ngoài xa, ta có thể thấy rằng đằng sau vẻ đẹp hoàn mỹ không phải lúc nào cũng là điều tốt đẹp. Chúng có thể là những cái bất công, xấu xa. 

Hiện thực phũ phàng đằng sau bức ảnh Phùng “săn” được
Hiện thực phũ phàng đằng sau bức ảnh Phùng “săn” được

Câu chuyện đầy triết lý của người đàn bà làng chài trên tòa án huyện

Hình ảnh người đàn bà không chỉ dừng lại ở những chi tiết được tác giả miêu tả ngoài bờ biển mà sự khó khăn, nhọc nhằn của người đàn bà còn được đẩy lên cao trào tại tòa án huyện.

Phùng gặp lại người đàn bà trên tòa án huyện. Nhưng lần này, người đàn bà lại tiếp tục mang đến cho anh và “Đẩu” – người bảo vệ công lý những bài học mới về cuộc sống. Mặc dù suốt ngày bị chống bạo hành nhưng chị vẫn luôn nhẫn nhịn. Hình ảnh chị co rúm, ngồi nép vào một góc khiến cho sự thê lương, nhọc nhằn lại càng hiện rõ hơn bao giờ hết.

Những lời van xin, vái lạy để “tòa đừng bắt con bỏ nó” đã khơi dậy tính tò mò của Phùng và Đẩu. Người đàn bà là một người yêu chồng, thương con vô điều kiện. Chị hiểu được nỗi vất vả, gánh nặng chồng đang chịu đựng nên mới đánh vợ để giải tỏa áp lực chứ bản chất ông ấy hiền lành lắm.

Đặc biệt, để các con được ăn no thì chúng cần có đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Một người đàn ông dù vũ phu nhưng có thể cùng chị nuôi sống 10 đứa con và chống chịu vào những hôm biển động.

Tác giả gọi “người đàn bà” mà không phải là gọi tên bởi có lẽ chị không phải là người duy nhất sống trong hoàn cảnh như vậy. Trong xã hội còn biết bao người đàn bà cũng đang hy sinh mình như thế.

Nỗi niềm của người đàn bà làng chài trên tòa án huyện
Nỗi niềm của người đàn bà làng chài trên tòa án huyện

Bức ảnh đẹp được chọn để trưng bày

Kết thúc của chiếc thuyền ngoài xa là những diễn biến trong cuộc sống của Phùng sau chuyến công tác. Sau những thấu hiểu của nhân vật Phùng về cuộc sống của người đàn bà làng chài thì anh cũng trở về thành phố. Đúng như dự đoán bức tranh nhận được sự đánh giá rất cao của mọi người. Bức ảnh được đóng khung và treo ở nhiều nơi. Thậm chí là trong các gia đình giàu có yêu nghệ thuật.

Hình ảnh đẹp được lựa chọn để trưng bày
Hình ảnh đẹp được lựa chọn để trưng bày

Càng nhìn vào bức tranh, nhân vật Phùng lại như thấy được màu hồng hồng của sương mai, vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên. Nhưng cũng đan xen vào đó là hình ảnh người đàn bà lam lũ bước ra từ tấm ảnh.

Trong cuộc sống hiện thực, ẩn đằng sau vẻ đẹp “màu hồng” chính là những sự thật khốc liệt, tàn ác. Chúng ta không biết được những uẩn khúc chứa đựng trong vẻ đẹp hoàn mỹ đó. Đi cùng với nghệ thuật chân chính là hiện thực cuộc sống trần trụi.

Như vậy, trên đây là một số phân tích về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Thông qua tác phẩm chúng ta lại có thêm cho mình nhiều điều đáng suy ngẫm về cuộc sống hiện thực. Về thân phận của người đàn bà và đứa trẻ trong cuộc sống nghèo khó, túng quẫn.

Xem thêm:

  • Chùm ca dao tục ngữ hay nhất về tình yêu quê hương đất nước
  • Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước
  • Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh giao mùa trong bài thơ Sang Thu

Nguồn: https://www.reader.com.vn/chiec-thuyen-ngoai-xa-va-nhung-y-nghia-triet-ly-ve-cuoc-song-a484.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *