Giông tố – Nhân cách của con người có thể thối như thế nào?

Giông tố – Nhân cách của con người có thể thối như thế nào?

Bạn đang xem bài viết Giông tố – Nhân cách của con người có thể thối như thế nào? được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Vũ Trọng Phụng là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong Văn học Việt Nam ở giai đoạn những năm đầu thế kỉ 20. Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng luôn chân thật và thẳng thắn, ông không ngại lên án, phê phán xã hội phong kiến mục nát khiến cho đạo đức của con người suy đồi một cách nghiêm trọng. Tiêu biểu có tác phẩm “Giông tố”

giong-to-nhan-cach-cua-con-nguoi-co-the-thoi-tha-nhu-the-nao-1

Cảm nhận về sách

Giông tố được ra mắt độc giả vào năm 1936 trên Hà Nội báo thế nhưng khi chỉ đăng được mười kỳ thì truyện bị chấm dứt. Mọi người cho rằng cuốn truyện rất nhạy cảm, đụng chạm đến những thứ không nên đụng chạm đặc biệt là người có địa vị và quyền thế.

Sau đó Giông tố đã được đổi tên thành Thị Mịch (tên của nhân vật trong sách) và mãi cho đến năm 1937 tác phẩm mới được in thành sách và lấy lại tên ban đầu là Giông tố.

Có thể nói Vũ Trọng Phụng là bậc thầy miêu tả chân thật, ông không ngại mang những cái xấu xí của xã hội vào sách, thẳng tay phê phán giới cầm quyền lúc bấy giờ lộng hành, dồn ép những người nông dân nghèo vào hoàn cảnh tội nghiệp.

Ngày ấy, những vấn đề nhạy cảm như tình dục không được mọi người đón nhận, thậm chí nhiều người còn lên án tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, cho rằng ông là người “dâm ô” thế nhưng không vì thế mà Vũ Trọng Phụng dừng viết, ông vẫn miệt mài viết và cho ra những tác phẩm chất lượng.

Giông tố là một tác phẩm để đời của Vũ Trọng Phụng mà ở đó có rất nhiều bi kịch và sự suy đồi đạo đức nghiêm trọng của một bộ phận giới cầm quyền. Tác phẩm lên án gay gắt xã hội phong kiến thối rữa, con người đeo mặt nạ để sống, nhân cách bị tha hóa bởi đồng tiền và quyền lực.

“Cái độc đáo của Vũ Trọng Phụng thì rất nhiều. Ông mất rất sớm nhưng để lại 8 tiểu thuyết, 4 phóng sự dài, nhiều bài báo, tiểu luận. Trường hợp đó trong lịch sử văn học thế giới rất hiếm. Trong số các tác phẩm đó, tôi thấy Vũ Trọng Phụng có hai tiểu thuyết Số đỏ và Giông tố là hai tiểu thuyết quan trọng nhất trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ 20”

giong-to-nhan-cach-cua-con-nguoi-co-the-thoi-tha-nhu-the-nao-2

Tất cả những bi kịch được nổ ra từ Nghị Hách một tên tư sản có tiền, có quyền. Tình huống bắt đầu vào một đêm hắn ta bị hư xe giữa đường làng và thế là trong lúc đợi sửa xe Nghị Hách đã giở trò đồi bại với Thị Mịch, sau đó hắn trả cho Thị 5 đồng như muốn chế giễu cô. Vì quá ấm ức và thương con cha của Thị Mịch đã đâm đơn kiện lên quan lớn. Nhưng không ngờ rằng tên Nghị Hách mưu mô đã giở trò và hắn trắng án. Cuối cùng vì đã mang bầu Thị Mịch phải chấp nhận làm vợ lẽ cho tên Nghị Hách tránh lời ra tiếng vào của người khác. Tưởng chừng như cuộc sống của Thị Mịch sẽ yên ấm, trở thành vợ lẽ của một tên quan giàu có, quyền lực lúc bấy giờ. Sau khi về làm vợ lẽ Thị Mịch vẫn không dứt tình với tình cũ là Long, một người đáng lẽ ra phải là chồng của cô nếu không phải vì chuyện mà Nghị Hách làm ra…

“Khốn nỗi cái lương tâm của con người ta không để người ta triết lý một cách ích kỷ như thế. Người ta không phải hễ nghĩ ra được những lý luận an ủi mình là đã quả nhiên tìm được sự an ủi trong lòng người ta, đã nghĩ ngợi thì phải có nghĩ đi và nghĩ lại.”

Long sau mối tình bi kịch với Thị Mịch hắn trở nên thay tính đổi nết, giờ đây Long là một tên ăn chơi trác táng, Thị Mịch thì trở thành người toan tính mọi thứ, không chung trinh. Bi kịch được mở ra khi Nghị Hách biết được sự thật Long là con trai của hắn, còn vợ chưa cưới của Long là Tú Anh người Nghị Hách luôn nghĩ là con của hắn ta lại là con của Hải Vân và vợ ông. Sự loạn luân, dâm đãng của các nhân vật cho ta thấy được góc nhìn đầy bi kịch của nhân vật Nghị Hách.

Chi tiết được xem là hài hước nhất trong sách đó là bằng quyền lực của mình Nghị Hách đã trở thành Nghị trưởng, ngày Nghị Hách đãi tiệc nhậm chức hắn đã đóng vai người tri thức bằng cách đọc một bài diễn văn nói về bình đăng và sự nhân ái.

giong-to-nhan-cach-cua-con-nguoi-co-the-thoi-tha-nhu-the-nao-3

Cuối cùng Thị Mịch đưa con về quê, Long chọn cái kết đau đớn cho cuộc đời mình. Nghị Hách khi nhận ra sự thật cũng là cái kết cho kẻ lộng hành, ác độc, dâm ô. Một tên quan lớn có lòng dạ độc ác như hắn xứng đáng nhận được nhiều sự trừng phạt hơn nữa.

“Cụ Nghị xưa nay tham lam, tàn ác làm hại mọi người, mà không sợ ai đau khổ, mà không thương ai, ấy chỉ vì là tại cụ Nghị chưa đau khổ bao giờ đó thôi. Một người chưa hề đau khổ thì vẫn ích kỷ. Bây giờ phải làm thế nào cho ông cụ thật đau đớn, đau đớn đến chán đời: Nếu ông cụ phải chán đời thì còn bo bo giữ của làm gì nữa? Thì còn nghĩ gì mà chả cho thêm cậu vài cái nhà?”

Sự thay đổi của các nhân vật khi bị đồng tiền, quyền lực chi phối tất cả đều lộn xộn khiến nhân vật phải tha hóa, họ tìm cách chơi xấu nhau, họ tìm mọi cách để có chỗ đứng trong xã hội mà tạo ra nhiều màn kịch khiến người đọc phải bật cười. Cái xã hội đầy giả tạo, con người ta không chân thật với nhau, con người ta trở nên ích kỷ và tệ bạc…

Đoạn trích trong sách

Những khi đêm khuya chợt thức giấc, nhìn chung quanh mình chỉ thấy sự hiu quạnh và ánh sáng lãnh đạm của một bóng điện trong dua xanh. Mịch, trong thâm tâm, đã cảm thấy đủ hết mọi nỗi chán chường của người bị cảnh ngộ ép duyên, của một người bị để lạnh lùng, và đã ước ao một sự phi thường gì dun dủi cho Long có can đảm đương lúc đêm hôm, cũng trèo tường vượt rào, mà đến gõ cửa phòng của Mịch, rồi chạy vào ôm choàng lấy Mịch áp mặt vào má Mịch, để rỏ xuống vào giọt lệ đau khổ thương xót rồi hai người sẽ ôm nhau mà khóc xướt mướt, mà cùng hối hận, mà cùng ganh nhau để xin tha thứ cho nhau, tranh nhau thỏ thẻ những lời ái ân nũng nịu, rồi vào cuộc chung chăn chung gối, tha hồ mà nõn nường âu yếm cho đến mê đến mệt, đến mất lý trí đến bay linh hồn, đến chán chê, đến lăn lóc, cho đến trơ ra như gỗ, như đá…

Lời kết

Giông tố – một thước phim miêu tả chân thật về sự giả tạo của những tên quan lớn, sự độc ác, thâm độc của Nghị Hách khiến hắn trở nên ích kỷ. Vũ Trọng Phụng đã rất tài tình khi chỉ ra những tội ác của Nghị Hách, tác phẩm khép lại khiến người ta phải suy nghĩ về đạo đức, về con người.

Cho đến ngày nay Giông tố vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc, bởi sự sáng tạo và cách viết của Vũ Trọng Phụng luôn mang một dấu ấn riêng, khiến người đọc khó có thể quên được.

Nguồn: https://www.reader.com.vn/giong-to-nhan-cach-cua-con-nguoi-co-the-thoi-nhu-the-nao-a917.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *