Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?

Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?

Bạn đang xem bài viết Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì? được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

“Nam nữ thụ thụ bất thân” có nghĩa là nam nữ không nên trực tiếp đụng chạm vào thân thể của nhau.

Nam nữ thụ thụ bất thân

Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho. Ở thời hiện đại câu nói này không được sử dụng phổ biến nữa nhưng ở thời cổ đại được sử dụng rất nhiều, ngày nay khi xem các bộ phim cổ trang Trung Quốc chúng ta thường thấy câu nói này được sử dụng.

Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? (Hai chữ “thụ thụ” trái ngược nghĩa: một chữ “thụ” là trao cho, một chữ “thụ” là nhận).

Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?

Hai người muốn mời nhau ăn trầu, thì người chủ têm trầu, xếp vào cơi trầu, đặt giữa bàn, khách tự nhặt lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến thật khắt khe, việc tỏ tình yêu trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ còn đôi mắt thầm lén nhìn nhau!

Người châu Âu từ nhỏ đến già, theo phép lịch sự bắt tay nhau, nhảy với nhau là chuyện thường. Nhưng, người Việt Nam và người á Đông nói chung, nam nữ vô ý chạm vào da của người khác giới thì coi như có cử chỉ không đứng đắn.

Người đàn ông có thái độ suồng sã sẽ bị đàn bà xa lánh, nhưng không đáng lo bằng người con gái lẳng lơ, bị xã hội dèm pha thì khó mà lấy được tấm chồng cho đáng tấm chồng. Vì vậy các nhà quyền quý thường “cấm cung” con gái. Ngay từ tuổi thơ đã sớm hình thành sự ngăn cách giới tính. Thời phong kiến xưa, chỉ những người có tư tưởng tân tiến mới cho con gái đi học, và có đi học thì con trai ngồi riêng con gái ngồi riêng. Trai gái đi cùng nhau, vui chơi cùng nhau bị bạn bè cùng lứa chế nhạo. Có hội hè đình đám cũng phải phân biệt đàn ông đứng bên trái, đàn bà đứng bên phải.

Ở thành thị, vợ chồng nằm ngủ với nhau một giường là chuyện bình thường, nhưng xin các bạn lưu ý, ở nông thôn đàn bà nằm nhà trong, đàn ông nhà ngoài đã trở thành nếp rồi. Ngày xưa, phổ biến mọi nơi đều thế, ngày nay lệ đó vẫn còn ở nhiều vùng, nhiều nhà. Nếu các bạn có dịp về thăm bà con họ hàng ở quê thì tốt nhất hai vợ chồng nên tránh nằm chung giường kẻo các cụ còn cảm thấy chướng mà phật ý.

Ngày xưa, đây là một luật lệ phổ biến ở khắp mọi nơi đều phải tuân theo, đến ngày nay tuy mọi thứ đã khác thế nhưng ở nếu về vùng quê thì bạn vẫn nên giữ ý tứ.

“Nam nữ thụ thụ bất thân” có nghĩa là nam nữ không nên trực tiếp đụng chạm vào thân thể của nhau.

“Nam nữ thụ thụ bất thân” trong xã hội hiện đại

Xã hội ngày nay xem rằng chuyện nam nữ gần gũi là hết sức bình thường, nó tạo nên sự gần gũi vào dễ dàng giao tiếp, làm việc. Rất nhiều bạn trẻ thường mang câu nói này ra để trêu đùa.

Mặc dù quan niệm xưa nay đã thay đổi thế nhưng thông qua câu “Nam nữ thụ thụ bất thân” chúng ta có thêm nhiều suy nghĩ, không chỉ riêng con gái mà con trai cũng cần phải có thái độ đúng mực để không ghi hình ảnh xấu trong mắt người khác. Thái độ suồng sã hoặc thân mật quá đáng với người khác giới khi chưa xác định mối quan hệ là không đúng.

Người hiện đại có nhiều tư tưởng phóng khoáng, không muốn bị gò bó với một quy tắc và có lối sống tự do trong đó còn có cả mối quan hệ nam nữ bình thường. Điều này tùy thuộc vào quan điểm và lối sống của mỗi người.

“Nam nữ thụ thụ bất thân” chỉ là một phần của câu nói hoàn chỉnh

Đầu tiên phải hiểu Lễ Ký (Kinh Lễ) vốn là một bộ sách ghi chép về các nghi lễ trong xã hội từ thời xa xưa, được Khổng Tử chỉnh sửa lại, rồi lại tiếp tục được các thế hệ học trò của Khổng Tử bổ sung để tạo thành một bộ sách hoàn chỉnh như ngày nay.

Ban đầu, sách Lễ Ký chỉ có một câu là: “Nam nữ bất tạp tọa, bất thi gia, bất cân trất, bất thân thụ, tẩu thúc bất thông hướng…” (nam nữ không được ngồi cạnh nhau một cách tùy tiện, không cùng đeo gông cổ, không dùng chung khăn, lược, không được gần gũi thân thiết, chị dâu và em chồng không được có liên hệ gì với nhau…).

Sau này, chính Mạnh Tử là tác giả của câu nói “nam nữ thụ thụ bất thân”.

Thời Chiến Quốc, có một diễn thuyết gia nổi tiếng tên là Thuần Vu Khôn. Ông ta không hoàn toàn đồng ý với câu nói trên trong Lễ Ký, bèn trực tiếp đến hỏi Mạnh Tử: “Nam nữ thụ thụ bất thân, lễ dữ?” (Nam nữ thụ thụ bất thân, có phải là đúng với chữ Lễ không?)

Mạnh Tử trả lời là đúng. Ông ta lại hỏi: “Vậy bây giờ chị dâu đi lấy nước bị rơi xuống giếng, em chồng có nên đi cứu không?”

Câu nói này quả thực là hỏi đúng vấn đề, nếu theo quan điểm trên, thì không thể cứu.

Tuy nhiên Mạnh Tử ngẫm lại thấy thật sự không phải lẽ, mới tức giận nói rằng: “Nếu mà không cứu, thì có khác gì loài cầm thú không?”.

Từ điển tích này, sách Lễ Ký bổ sung thêm câu nói của Mạnh Tử: “Nam nữ thụ thụ bất thân, lễ dã; tẩu nịch, viện chi dĩ thủ giả, quyền dã” (Nam nữ không được gần gũi với nhau, đó là Lễ; Chị dâu bị đuối nước, em chồng ra tay cứu giúp, đó là Quyền).

Em chồng cứu chị dâu khỏi đuối nước, dù có động chạm thân thể đi nữa, đó cũng là lẽ phải làm, đó là đạo làm người. Nếu chỉ vì chút lễ nghĩa mà bỏ qua tính mạng con người, đó mới là trái đạo.

Do đó, câu nói trong sách Lễ Ký muốn nhắc nhở mọi người rằng lễ nghĩa là thứ phải có trong cuộc sống, song ngoài lễ nghĩa ra, vẫn có những thứ quan trọng hơn cả. Mọi người không nên quá chú trọng những quy tắc, mà quên đi những giá trị đích thực của cuộc sống.

Nguồn: https://www.reader.com.vn/nam-nu-thu-thu-bat-than-nghia-la-gi-a717.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *