Những tựa đề Văn học Việt Nam bạn không thể bỏ qua

Những tựa đề Văn học Việt Nam bạn không thể bỏ qua

Bạn đang xem bài viết Những tựa đề Văn học Việt Nam bạn không thể bỏ qua được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Với những fan cứng Văn học Việt Nam thì những gợi ý về tựa sách dưới đây bạn không thể bỏ qua. Hãy cùng khám phá những cuốn sách Văn học Việt Nam hay nhất cùng Reader nhé!

1. Chí Phèo – Nam Cao

Khi nhắc đến Văn học Việt Nam không ai là không biết đến anh Chí Phèo chuyên đi rạch mặt ăn vạ. Tác phẩm đã khắc họa rõ nét nhân vật Chí Phèo, Chí từ một người nông dân lương thiện với ước mơ có cuộc sống bình dị thế nhưng sống dưới xã hội nửa phong kiến nửa thực dân Chí đã bị tha hóa. Sau khi đi tù về hắn như lột xác thành người khác, Chí trở thành con quái vật của làng Vũ Đại, cũng chính sự thối nát của xã hội phong kiến đã đẩy Chí lâm vào con đường bi kịch.

Chí Phèo – Nam Cao

Ấy vậy mà sau lần gặp gỡ Thị Nợ – một cô gái “ma chê quỷ hờn” tâm hồn lương thiện của Chí được đánh thức. Nhưng rồi cả hai cũng không thể đến với nhau, quá đau lòng Chí đã đến đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình với câu thoại gây ám ảnh độc giả “Ai cho tôi lương thiện”.

Xem thêm: Những chi tiết đắt giá trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

2. Tắt đèn – Ngô Tất Tố

Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của nhà văn Ngô Tất Tố. Nhân vật chính trong truyện là chị Dậu – với hình tượng người phụ nữ mạnh mẽ. Vì gia đình, chị Dậu sẵn sàng làm tất cả mọi thứ dù cho đó là sự hy sinh. Cuộc đời đầy những sóng gió thế nhưng nó không thể đánh gục ý chí kiên cường của chị.

Tiểu thuyết Tắt đèn – Ngô Tất Tố

Xuyên suốt tác phẩm, chị Dậu được hiện lên như một hình tượng khó quên trong lòng độc giả. Để đóng sưu thuế, chị đã phải lần lượt bán những thứ có giá trị trong nhà, từ đàn chó mới đẻ đến đứa con chị mang nặng đẻ đau. Với giọng văn sắc sảo, Ngô Tất Tố đã vẽ lên một bức tranh chân thật của xã hội lúc bấy giờ. Đồng thời, ông tố cáo chế độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức, bóc lột người dân, đẩy họ vào hoàn cảnh tội nghiệp. 

3. Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng

Với nhiều người, tuổi thơ là khoảng thời gian khó quên nhất nhưng đối với cậu bé Nguyên Hồng thì tuổi thơ không khác gì cơn ác mộng. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, ngôn từ trau chốt, cốt truyện đời thường Nguyên Hồng đã khắc họa sâu sắc nhất những suy nghĩ của nhân vật, những đau khổ của cậu bé Hồng.

Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng

Tác phẩm như khắc họa lên một bức tranh đầy chân thật nhất về những ngây ngô của trẻ thơ. Thông qua Những ngày thơ ấu tác giả lên án phê phán xã hội phong kiến với những hủ tục lạc hậu khiến cho cậu bé Hồng và mẹ phải xa cách một thời gian. Mặc dù có tuổi thơ đau buồn thế nhưng Nguyên Hồng chưa từng khuất phục trước khó khăn, ông luôn lạc quan và ham đọc, ham viết.

4. Bỉ vỏ – Nguyên Hồng

Bỉ vỏ - Nguyên Hồng

Bỉ vỏ kể về cuộc đời của người con gái tên Bính hay Tám Bính, Bính vốn là một cô gái nhà quê ngoan hiền, chất phát, vì dễ tin người thế nên đã bị một gã đàn ông lừa cho có chửa rồi hắn ta bỏ đi. Bính vì không chịu được sự đay nghiến, miệt thì từ bố mẹ, từ hàng xóm thế nên Bính đã đưa ra quyết định lên thành phố tìm người yêu. Chính Bính cũng không ngờ rằng chuyến đi ấy thay đổi cuộc đời Bính, từ một cô gái nhà quê Bính trở thành một “bỉ vỏ” chuyên nghiệp. Sau khi trải qua hàng loạt những khó khăn, gian khổ cuối cùng Năm Sài Gòn cũng chịu lấy Bính về làm vợ, sống cùng một kẻ “chạy vỏ” thế nhưng trong lòng Bính vẫn luôn hướng về lương thiện. Bính khuyên chồng hoàn lương nhưng không được, cũng vì hoàn cảnh đẩy đưa Bính đã trở thành một tay “bỉ vỏ”. Kết thúc truyện, những kẻ làm việc ác đều phải trả giá. Nguyên Hồng khắc họa nhân vật của mình với sự đồng cảm sâu sắc dành cho họ.

5. Vợ nhặt – Kim Lân

Vợ nhặt – Kim Lân

Vợ nhặt miêu tả chân thật nạn đói năm 1945 tại nước ta. Trong hàng ngàn, hàng vạn thân phận phụ nữ cùng thời, một người con gái không có tên là nhân vật chính của câu chuyện. Nàng được Tràng nhặt về làm vợ. Trong cái nạn đó ấy vẫn có tình thương giữa tình cảnh khốn cùng. Vợ nhặt được hiện lên như một tia sáng ấm áp, đó là khao khát được sống và hy vọng về một tương lai tươi đẹp phía trước của người nông dân. Kim Lân tâm sự: “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hy vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người.”

6. Giông tố – Vũ Trọng Phụng

Giông tố - Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng nổi tiếng với khả năng viết hơn người. Giông tố là một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi Vũ Trọng Phụng. Với ngòi bút châm bút, ông lột tả sự thối nát, bất công của xã hội lúc bấy giờ đã đẩy người dân vào đường cùng. Những câu chuyện, nhân vật được miêu tả vô cùng chân thật khiến cho người đọc vừa đau xót vừa căm phẫn. Thành công của ông là đã lột tả thành công bộ mặt ghê tởm của tầng lớp tư sản địa chủ, sự bẩn thỉu của họ. Những sự thật về thủ đoạn trong bầu cử nghị viện cũng được tác giả bóc trần. Vũ Trọng Phụng là một nhà văn viết về sự tha hóa của con người, ông khắc họa nhân vật của mình vô cùng thật. Những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều lên án gay gắt chế độ phong kiến thối nát đẩy những người vô tội vào hoàn cảnh tội nghiệp.

7. Đời thừa – Nam Cao

Đời thừa là một tác phẩm nổi tiếng trước Cách mạng Tháng Tám, đó là bức tranh chân thật về số phận bi thảm của người trí thức trong xã hội cũ. Bằng giọng văn sắc sảo, đầy sự cảm thông dành cho những mảnh đời bất hạnh, Nam Cao đã khắc họa thành công hình ảnh nhân vật Hộ dù bị cái đói cái nghèo bủa vây thế nhưng nó không bao giờ có thể làm mất đi sự lương tri và lý tưởng trong lòng anh.

Đời thừa – Nam Cao

Đời thừa là câu chuyện xoay quanh Hộ là một văn sĩ luôn hướng đến sự toàn mỹ trong văn chương, dù trong mọi hoàn cảnh Hộ luôn cố gắng giữ lấy lý tưởng sống của mình. Hộ chính là nhân vật tiêu biểu trong lớp tri thức nghèo của xã hội lúc bấy giờ, họ đều có ước mơ và hoài bão lớn nhưng vì cái nghèo, cái đói bủa vây để rồi phải tạm gác nó qua một bên. “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó chứa đựng một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng yêu thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm người gần người hơn.”

8. Số đỏ – Vũ Trọng Phụng

Số đỏ - Vũ Trọng Phụng

Số đỏ lên án gay gắt xã hội tư sản thành thị Việt Nam với lối sống “văn minh” rởm vô cùng lố lăng và đồi bại. Bằng ngòi bút chân thật Vũ Trọng Phụng đã bóc trần những phong trào “Âu hóa”, “Giải phóng nữ quyền” “Tiến bộ”, “Cải cách xã hội” thế nhưng thực chất đằng sau cái vỏ bọc hoàn hảo đó là ăn chơi trụy lạc, chà đáp lên mọi nề nếp, tiêu chuẩn đạo đức truyền thống. Sự sáng tạo cùng với ngòi bút châm biếm, giọng điệu mỉa mai đầy chua chát của Vũ Trọng Phụng đã phơi bày ra những góc khuất, mặt trái của xã hội. Đọc văn của Vũ Trọng Phụng chúng ta thấy được sự tài hoa của nhà văn này.

Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ Reader, hãy để lại bình luận để chúng mình được biết quý danh của bạn nhé, thân!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/nhung-tua-de-van-hoc-viet-nam-ban-khong-the-bo-qua-a475.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *