Bạn băn khoăn không biết người ngồi đối diện đang nghĩ gì? Họ có đang nói dối bạn không? Đối tác đang ngồi đối diện với bạn trên bàn đàm phán đang nghĩ gì và nói gì tiếp theo?
ĐỌC người khác là một trong những công cụ quan trọng, có giá trị nhất, giúp ích cho bạn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. ĐỌC VỊ người khác để:
Hãy chiếm thế thượng phong trong việc chủ động nhận biết điều cần tìm kiếm – ở bất kỳ ai bằng cách “thâm nhập vào suy nghĩ” của người khác. ĐỌC VỊ BẤT KỲ AI là cẩm nang dạy bạn cách thâm nhập vào tâm trí của người khác để biết điều người ta đang nghĩ. Cuốn sách này sẽ không giúp bạn rút ra các kết luận chung về một ai đó dựa vào cảm tính hay sự võ đoán. Những nguyên tắc được chia sẻ trong cuốn sách này không đơn thuần là những lý thuyết hay mẹo vặt chỉ đúng trong một số trường hợp hoặc với những đối tượng nhất định. Các kết quả nghiên cứu trong cuốn sách này được đưa ra dựa trên phương pháp S.N.A.P – cách thức phân tích và tìm hiểu tính cách một cách bài bản trong phạm vi cho phép mà không làm mếch lòng đối tượng được phân tích. Phương pháp này dựa trên những phân tích về tâm lý, chứ không chỉ đơn thuần dựa trên ngôn ngữ cử chỉ, trực giác hay võ đoán.
Cuốn sách được chia làm hai phần và 15 chương:
Phần 1: Bảy câu hỏi cơ bản: Học cách phát hiện ra điều người khác nghĩ hay cảm nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Phần 2: Những kế hoạch chi tiết cho hoạt động trí óc – hiểu được quá trình ra quyết định. Vượt ra ngoài việc đọc các suy nghĩ và cảm giác đơn thuần: Hãy học cách người khác suy nghĩ để có thể nắm bắt bất kỳ ai, phán đoán hành xử và hiểu được họ còn hơn chính bản thân họ.
Trích đoạn sách hay:
Một giám đốc phụ trách bán hàng nghi ngờ một trong những nhân viên kinh doanh của mình đang biển thủ công quỹ. Nếu hỏi trực tiếp “Có phải cô đang lấy trộm đồ của công ty?” sẽ khiến người bị nghi ngờ phòng bị ngay lập tức, việc muốn tìm ra chân tướng sự việc càng trở nên khó khăn hơn. Nếu cô ta không làm việc đó, dĩ nhiên cô ta sẽ nói với người giám đốc mình không lấy trộm. Ngược lại, dù có lấy trộm đi chăng nữa, cô ta cũng sẽ nói dối mình không hề làm vậy. Thay vào việc hỏi trực diện, người giám đốc khôn ngoan nên nói một điều gì đó tưởng chừng vô hại, như “Jill, không biết cô có giúp được tôi việc này không. Có vẻ như dạo này có người trong phòng đang lấy đồ của công ty về nhà phục vụ cho tư lợi cá nhân. Cô có hướng giải quyết nào cho việc này không?” rồi bình tĩnh quan sát phản ứng của người nhân viên.
Nếu cô ta hỏi lại và có vẻ hứng thú với đề tài này, anh ta có thể tạm an tâm rằng cô ta không lấy trộm, còn nếu cô ta đột nhiên trở nên không thoải mái và tìm cách thay đổi đề tài thì rõ ràng cô ta có động cơ không trong sáng.
Người giám đốc khi đó sẽ nhận ra sự chuyển hướng đột ngột trong thái độ và hành vi của người nhân viên. Nếu cô gái đó hoàn toàn trong sạch, có lẽ cô ta sẽ đưa ra hướng giải quyết của mình và vui vẻ khi sếp hỏi ý kiến của mình. Ngược lại, cô ta sẽ có biểu hiện không thoải mái rõ ràng và có lẽ sẽ cố cam đoan với sếp rằng cô không đời nào làm việc như vậy. Không có lí do gì để cô ta phải thanh minh như vậy, trừ phi cô là người có cảm giác tội lỗi…