Bạn đang xem bài viết Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
Tế Hanh là một trong những nhà thơ nổi bật của Việt Nam trong thời tiền chiến. Với những tác phẩm về quê hương, ông mang đến cho độc giả những cảm xúc sâu sắc về quê nhà trong lòng mỗi người. Hãy cùng Reader tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Tế Hanh trong bài viết dưới đây nhé!
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tản Đà
- Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài
- Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
1. Tiểu sử
Tế Hanh (1921-2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh, là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, quê hương là chính nguồn cảm hứng lớn nhất của Tế Hanh. Ông xuất hiện ở chặng cuối của phong trào Thơ Mới với những bài thơ mang theo nỗi buồn và tình yêu quê hương. Sau năm 1945, ông sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến, ông vẫn luôn tiếp tục sáng tác dồi dào bền bỉ sau Cách mạng.
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Cha ông là Trần Tất Tố, làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.
Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện. Năm 15 tuổi, ông ra học tại trường Khải Định (tức Quốc Học Huế).
Sẵn tính ham thích thơ, lại được thi sĩ Huy Cận “chỉ vẽ”[2], nên Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, 17 tuổi, ông viết bài thơ đầu tiên: “Những ngày nghỉ học”.
Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.
Năm 1941, Tế Hanh và thơ của ông (“Quê hương”, “Lời con đường quê”, “Vu vơ”, “Ao ước”) được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).
Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,
Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.
Sau Hiệp định Genève, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ.
Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và nhiều năm, ông còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não
2. Phong cách sáng tác
Được mệnh danh là nhà thơ gắn bó với quê hương đất nước, những sáng tác của Tế Hanh luôn chân thật và gần gũi. Ông là một trong những nhà thơ thành công trong cả phong trào Thơ mới và sau cách mạng Tháng Tám với những bài thơ giàu xúc cảm về tình yêu quê hương đất nước.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, những truyện ngắn, bài thơ được ra đời để ủng hộ đấu tranh thống nhất đất nước xuất hiện rất nhiều. Và Tế Hanh là một cái tên nổi bật trong phong trào ấy. Là nhà thơ miền nam tập kết ra bắc thế nhưng trong lòng ông luôn mang nỗi nhớ quê nhà. Nếu nói thơ viết về quê hương thì có lẽ những bài thơ của Tế Hanh đều được đánh giá cao nhất.
Thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác Thơ ca của ông không thể không kể đến bài thơ “Quê hương” được sáng tác vào năm 1939 khi Tế Hanh được học tại Huế, lúc này trong lòng ông đang mang nỗi nhớ quê hương tha thiết. Đó là kỉ niệm sâu đậm một thời niên thiếu và cũng là nguồn cảm hứng viết thơ của ông sau này. Chỉ bằng một vài đường nét cơ bản, Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh đầy sinh động về một làng quê vùng biển với những người dân lao động được hiện lên. Với âm điệu khỏe khoắn, chất liệu thơ cả gần gũi, ngôn từ giàu sức gợi vẽ, một khung cảnh quá đỗi thân thuộc mang tên “quê hương” được tác giả khắc họa thành công.
3. Những tác phẩm tiêu biểu
Tập thơ tìm lại, Hoa mùa thi, Nhân dân một lòng, Gửi miền Bắc, Lòng miền Nam, Tiếng sóng, Chuyện em bé cười ra đồng tiền, Thơ và cuộc sống mới, Bài thơ tháng bảy, Những tấm bản đồ, Hai nửa yêu thương, Khúc ca mới, Đi suốt bài ca, Câu chuyện quê hương, Thơ viết cho con,…
4. Vinh danh
Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I
5. Nhận định
Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc như thế là vì người có sẵn một tâm hồn tha thiết. – Hoài Thanh
Dù anh viết khá hay vể biển, biển trong bão dữ, nghĩ đến anh, tôi vẫn nghĩ đến cái êm đềm của những dòng sông. Chim anh viết hay, không phải hải âu mà là chim én. Anh có thể tả mùa hè rực rỡ nhưng hình như anh xúc động nhất mùa thu… Nếu vào trong khu vườn, Xuân Diệu sẽ ngoạm vào các trái hồng lẫn trái xanh, Huy Cận lắng nghe chất nhựa trên cành, người nào đó sẽ hì hục tìm thơ trong bộ rễ âm thầm, còn với Hanh thì màu xanh của lá cũng đủ cho anh hạnh phúc. – Chế Lan Viên
Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ Reader!
Nguồn: https://www.reader.com.vn/tieu-su-cuoc-doi-va-su-nghiep-sang-tac-cua-nha-tho-te-hanh-a398.html