Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Đình Thi

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Đình Thi

Bạn đang xem bài viết Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Đình Thi được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Đọc thơ của Nguyễn Đình Thi ta cảm nhận được tâm tư, tình cảm của một người công dân yêu đất nước. Hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi trong bài viết dưới đây nhé!

  • Những nhà thơ xuất sắc trong phong trào văn học cách mạng
  • Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước
  • Những bài thơ hay nhất của phong trào thơ mới

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Đình Thi

1. Tiểu sử

Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) là một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhạc sĩ Việt Nam thời hiện đại.

Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở Luông Pra Băng (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là ở làng Vũ Thạch, hiện nay là phố Bà Triệu thuộc địa phận phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cha ông là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương, từng sang làm việc ở Lào.

Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.

Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.

Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội. Ông có con trai là nhà văn nổi tiếng Nguyễn Đình Chính.

2. Phong cách sáng tác

Thơ của Nguyễn Đình Thi giản dị, giàu tính triết lý nhưng cũng không kém phần lắng đọng: đó là tình yêu quê hương đất nước, sự tự hào về dân tộc.

Trong rất nhiều danh hiệu của Nguyễn Đình Thi như nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận, nhà văn hoá… thì người ta còn phải nhắc đến một danh hiệu cao quý khác, đó là nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, dẫu ở địa hạt âm nhạc Nguyễn Đình Thi chỉ như một chàng lãng tử ghé qua đôi chút. Nhưng chỉ với đôi chút ấy thôi cũng đủ làm nên những kiệt tác bất hủ. Trong một đêm đầu năm 1947, lúc bắt đầu những ngày khói lửa ở Hà Nội, ông đã cho ra đời “Người Hà Nội” – kiệt tác âm nhạc vào hàng hay nhất và lớn nhất của âm nhạc Việt Nam thế kỷ qua. Điều kỳ lạ là kiệt tác ấy lại ra đời trong một điều kiện hết sức đặc biệt. Đó là một đêm ở ngoại thành, bên chiếc đàn piano cũ kỹ trong nhà dân, Nguyễn Đình Thi đã làm rung lên những giai điệu bất diệt. Và “Người Hà Nội” đã ra đời.

Thơ là một trong những lĩnh vực mà Nguyễn Đình Thi tâm huyết nhất, ông dành cả một cuộc đời để tìm tòi, khám phá, đổi mới hướng đi và sáng tạo thơ ca của mình. Cũng nhờ có bản lĩnh thay đổi, sáng tạo mà những áng thơ của Nguyễn Đình Thi mang đậm phong cách cá nhân, đặc biệt, độc đáo và hiện đại.

Với tình yêu đất nước nồng nàn mà thơ ca của Nguyễn Đình Thi luôn gắn liền với tình yêu quê hương đất nước, có thể kể đến: “Đất nước”, “Nhớ”, “Bài thơ Hắc Hải”, “Lá đỏ”. Đọc thơ của Nguyễn Đình Thi ta cảm nhận được những triết lý về sự sống, tình yêu, sự giản dị của những con người Việt Nam.

Cuộc đời sáng tác của Nguyễn Đình Thi gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp hoạt động cách mạng. Ông có đóng góp rất lớn trong việc cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân ta qua các cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Và trong văn xuôi, tiểu thuyết “Vỡ bờ” chính là tác phẩm tiêu biểu làm nên thành công của ông.

“Tôi hay lý luận. Cái tìm tòi của tôi cũng hay lý luận. Nhưng nói đến thơ, đó là cái thiết tha nhất của tôi, và cũng là cái tìm tòi rất khổ của tôi (tuy nó có cái vui của nó).” – Nguyễn Đình Thi

3. Những tác phẩm tiêu biểu

Triết luận: Triết học nhập môn, Siêu hình học, Triết học Kant, Triết học Einstein,…

Truyện, văn xuôi: Vào lửa, Mặt trận trên cao, Trên sóng thời gian, Thu đông năm nay, Xung kích, Tuyết,…

Thơ: Việt Nam quê hương ta, Sóng reo, Người chiến sĩ, Trong bụi cát, Tia nắng, Đất nước,..

Kịch: Con nai đen, Tiếng đàn bà hóa đá, Hòn cuội, Trương Chi, Cái bóng trên trường,…

4. Vinh danh

Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất

Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất

Huân chương Độc lập hạng nhất

Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I

5. Nhận định

Làm thơ không phải do trí tuệ muốn, mà do sự sống bản thân của mình. Có những lúc tôi yêu thơ anh Thi, và cũng có lúc tôi thù ghét nó. Những lúc mà tôi buồn bực, nhọc mệt, có những lúc nhớ, tôi thích đọc thơ anh Thi. Tôi đọc những bài Sáng mát trong…Thơ là một điệu hồn, tìm đến với những hồn đồng điệu. Những lúc thấy cần làm việc, tôi thấy ghét thơ anh Thi ghê lắm vì tôi thù ghét cái cá nhân nó trở về với tôi. Rồi tôi lại dè chừng với tôi. Nhiều khi thấy bài thơ hay mà chưa chắc nó hay. Vậy lấy gì làm chuẩn cho cái hay. – Tố Hữu

Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi.

Nguồn: https://www.reader.com.vn/tieu-su-va-cuoc-doi-su-nghiep-cua-nha-van-nguyen-dinh-thi-a385.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *