Bạn đang xem bài viết Bạn là những gì bạn đọc – Đọc sách thế nào cho chất lượng? được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
Đọc thế nào là đúng cách? Những tác phẩm văn học mang lại cho chúng ta những giá trị gì và vì sao chúng ta phải đọc thường xuyên? Tất cả câu trả lời được nằm trong cuốn sách “Bạn là những gì bạn đọc” mang lại cho ngươi đọc nhiều cảm hứng đọc sách hơn nữa!
Giới thiệu về tác giả
Robert DiYanni
Giáo sư ngành Nhân văn tại Đại học New York. Ông là tác giả và đồng tác giả của những đầu sách nghiên cứu, giảng dạy như Literature: An Introduction (tạm dịch: Một đề dẫn vào Văn học); The Scribner Handbook for Writers (tạm dịch: Cẩm nang viết dành cho người viết); Arts and Culture: An Introduction to the Humanities (tạm dịch: Nghệ thuật và Văn hóa: Một giới thiệu về nhóm ngành Nhân văn)…
Giới thiệu sách
Chúng ta đọc sách vì nhiều mục đích: để lấy thông tin, để thưởng thức, để phát triển bản thân; để được dẫn dắt, giải tỏa, rung động, truyền cảm hứng. Chúng ta còn đọc sách để hiểu biết và nâng cao năng lực nhận định, để trưởng thành và phát triển.
Bạn là những gì bạn đọc hướng tới việc giúp độc giả chạm đến các mục tiêu này. Cuốn sách giới thiệu những cách thức để làm giàu thêm phương pháp đọc và vun bồi thêm niềm vui đọc sách của bạn.
Cảm nhận về sách
Có rất nhiều người gặp phải tình trạng khó đọc sách vì chỉ cần đọc một vài trang là họ đã cảm thấy buồn ngủ, số còn lại vì cảm thấy khó hiểu hoặc không hứng thú với sách vở nên họ lựa chọn không đọc sách. Tuy nhiên, nếu biết được lợi ích to lớn của việc đọc sách tôi chắc chắn rằng bạn sẽ lập kế hoạch đọc sách ngay trong hôm nay.
Chúng ta đọc sách vì nhiều mục đích khác nhau: lấy thông tin, nạp kiến thức, truyền cảm hứng hay muốn thay đổi bản thân. Chúng ta đọc sách để phát triển bản thân, để hiểu được ý nghĩa của việc đọc mang đến cho con người nhiều kiến thức bổ ích.
Đọc sách làm sao cho đúng, cho hiệu quả và dễ dàng áp dụng kiến thức trong sách vào đời thực là điều vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta đọc sách như “cưỡi ngựa xem hoa” vậy thì rất khó để bạn “update” bản thân thông qua việc đọc sách. Sự say mê, yêu thích đọc sách giúp chúng rèn luyện kỹ năng đọc, khả năng tư duy trong các vấn đề của cuộc sống.
“Việc đọc là một hoạt động xa hoa hơn là cần thiết, mặc dù chắc chắn, việc đọc làm cuộc sống của chúng ta phong phú. Việc đọc khiến chúng ta trở nên thú vị hơn, khiến chúng ta có thể chung sống hòa thuận với người khác và hài hòa với chính mình. Việc đọc giúp chúng ta có được một trí tuệ đẹp đẽ hơn.”
Thế nào là một tác phẩm văn chương hay?
Văn chương hết về ba mục đích lớn đó là hướng đạo, giải trí và thúc đẩy. Thật ra không có định nghĩa cụ thể cho một tác phẩm văn chương hay. Quan trọng nhất tác phẩm văn chương ấy có hợp với bạn hay không?
Văn chương mang lại cho người đọc trải nghiệm về cuộc sống, kiến thức vừa đủ, không nói quá lên về những thứ con người đang trải qua. Điều cốt lõi của văn chương đó là đem đến cho bạn đọc trải nghiệm thật thú vị, kích thích sự sáng tạo và những điều tiềm ẩn nằm sâu bên trong của con người.
“Hoạt động đọc của chúng ta, cũng giống như tác phẩm văn chương mà chúng ta đọc, là những màn trình diễn, là niềm vui sướng tự thân. Để có thể đạt đến niềm vui lạc thú văn chương ở cấp độ như vậy, việc đọc văn chương đòi hỏi chúng ta phải dấn thân vào tác phẩm bằng bất cứ giới hạn nào của bản thân, chúng ta đọc chúng một cách vui vẻ nhưng nghiêm túc, chúng ta vận dụng tất cả tri thức cũng như trải nghiệm của mình để tiếp thu tất cả những gì tác phẩm văn chương truyền tải, để vận dụng được nhiều nhất có thể vì lợi ích của chúng ta, vì lợi ích của chính tác phẩm, và vì lợi ích của thế giới văn chương, ngôn ngữ và đời sống mà nó thuộc về.”
Đọc với các câu hỏi
Khi đọc hãy đặt ra những câu hỏi liên quan đến tác phẩm, đó có thể là những hình ảnh ẩn dụ trong tác phẩm, từ ngữ tạo âm thanh hay mang đến giá trị nhất định cho người đọc. Khi đặt cho mình thật nhiều câu hỏi, chúng ta sẽ có sự kích thích nhất định với tác phẩm. Tối ưu nhất là các câu hỏi khiến chúng ta suy nghĩ về văn bản thấu đáo và bao quát nhất. Các câu hỏi ấy sẽ khiến cho chúng ta muốn đánh giá tác phẩm một cách sâu sắc hơn, từ đó sẽ gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ khác nhau.
Việc đọc và chất lượng cuộc sống
Hãy thử ngẫm kĩ lại có bao giờ bạn thay đổi một thói quen tốt nhờ đọc sách? Có bao nhiêu ý tưởng mới nảy ra trong đầu bạn khi đọc một cuốn sách mới? Rất nhiều lần và điều này chứng tỏ rằng việc đọc vô cùng có ích với cuộc sống của chúng ta, không chỉ mang đến cho chúng ta kiến thức mà đọc sách còn thay đổi tư duy, kích thích trí sáng tạo của con người.
Hoạt động đọc của chúng ta cũng giống như tác phẩm văn chương mà chúng ta đọc, đó là cuộc sống của từng người, khi đọc sách hãy đặt mình vào tâm trạng của nhân vật để tìm ra sự hấp dẫn của cuốn sách, bằng cách cảm nhận rõ sự thay đổi trong diễn biến câu chuyện, tâm lý nhân vật. Hãy vận dụng kiến thức cũng như trải nghiệm của mình để tiếp thu tất cả bài học mà sách truyền tải.
Để vận dụng triệt để văn học vào đời sống hãy tìm những tác phẩm gần gũi với cuộc sống của mình, sau đó tìm ra lợi ích của thế giới văn chương và những điều vốn dĩ thuộc về văn chương. Ví như một tác phẩm vạch rõ bộ mặt của xã hội hiện đại giúp bạn ý thức rõ hơn về việc chúng ta phải sống tốt, sống có ích cho xã hội thay vì theo đuổi giá trị “hão huyền” không có thực ngoài kia.
Trích đoạn hay trong sách
Tất cả những lập luận chúng ta có thể đưa ra để đọc thuần thục, như lập luận mang tính thực tế về tính hữu ích của việc đọc trong trường học và ở nơi làm việc, và những lập luận mang tính trải nghiệm về việc đọc sách mang lại nhiều lạc thú trong suốt cuộc đời chúng ta như thế nào, cũng không đủ để giải thích cho giá trị và tầm quan trọng của việc đọc. Việc đọc là đáng giá, nghịch lý thay đó là vì việc đọc không hoàn toàn cần thiết cho cuộc sống – nó không giống như hít thở; nó không phải hoạt động thiết yếu để chúng ta tiếp tục cuộc sống. Nhiều người thành công mà không cần đọc nhiều. Việc đọc thuần thục sẽ đảm bảo chúng ta có được danh tiếng hay tài sản, cũng không thể đảm báo chúng ta sẽ thành công.
Lời kết
Bạn là những gì bạn đọc – cuốn sách thúc đẩy văn hóa đọc đến độc giả. Khi còn trẻ đừng quên rằng người đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường là sách nhé. Chúc bạn đọc sách vui vẻ.
Nguồn: https://www.reader.com.vn/ban-la-nhung-gi-ban-doc-doc-sach-the-nao-cho-chat-luong-a973.html