Bạn đang xem bài viết Tố Hữu nhà thơ nổi tiếng trong làng thơ cách mạng Việt Nam được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
Tố Hữu nổi tiếng là một nhà thơ lớn trong nền Văn học Việt Nam. Ông được biết đến với nhiều bài thơ hay và mang đậm chất của một nhà thơ yêu nước nồng nàn. Hãy cùng Reader tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu thông qua bài viết này nhé!
Tiểu sử
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002) quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời ông còn là một chính khách, một cán bộ cách mạng lão thành. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ) nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, là con út trong gia đình. Đến năm 9 tuổi, ông cùng cha trở về sống tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho nghèo nhưng thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất yêu thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.
Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế. Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Maksim Gorky,…và qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Năm 1936, ông gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương.
Nguồn gốc về bút danh Tố Hữu
Theo lời của chính tác giả khi giải thích về bút danh Tố Hữu, năm 1938 ông sang Lào thăm một người anh, ở đây Tố Hữu gặp một cụ đồ người Quảng Bình. Chính cụ đồ này là người đặt bút danh Tố Hữu cho ông.
Phong cách sáng tác
Là một nhà thơ lớn trong nền Văn học Việt Nam, thơ của Tố Hữu mang đến cho bạn đọc nhiều ấn tượng khác nhau. Đặc biệt thơ của ông luôn gắn liền với những mốc thời gian lịch sử quan trọng của Việt Nam.
Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, Tố Hữu ý thức rất lớn trách nhiệm của mình với đất nước lúc bấy giờ. Thơ của ông luôn chan chứa tình yêu quê hương, đất nước và nó còn là động lực to lớn giúp cho nhân dân ta có tinh thần chiến đấu trong các cuộc kháng chiến.
Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của ông có bài thơ Từ ấy, Từ ấy thể hiện lý tưởng cách mạng sâu sắc của một người thanh niên trẻ và đó không ai khác chính là Tố Hữu. Ông nguyện cống hiến cho sự nghiệp Cách mạng của đất nước.
Những đóng góp to lớn của Tố Hữu trong nền Văn học nước nhà
Chúng ta có thể dễ dàng thấy được ở Tố Hữu có một vẻ đẹp được thống nhất giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Chặng đường Tố Hữu sáng tác thơ gắn liền với chặng đường lịch sử của nước nhà. Ông được xem là lá cờ đầu tiên của thơ ca cách mạng và kháng chiến, Tố Hữu được tôn vinh nhiều danh hiệu như “Nhà thơ của nhân dân”, “Ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam”, “Nhà thơ của cách mạng”,…
Trong hai cuộc kháng chiến, Tố Hữu sáng tác rất nhiều bài thơ để ca ngợi lòng dũng cảm của nhân dân ta và cổ vũ tinh thần chiến đấu của người dân, chiến sỹ Việt Nam. Một số bài thơ nổi bật như Việt Bắc, Lượm, Việt Nam máu và hoa,…
Những nhận định về nhà thơ Tố Hữu
Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân đưa đến thành công của thơ Tố Hữu – Hoài Thanh.
Trọn đời, Tố Hữu là một chiến sĩ cách mạng làm thơ và là nhà thơ của cách mạng, và trong lửa của thơ anh, có biết bao thương yêu dịu dàng đối với đất nước, quê hương và những con người của đất nước, quê hương. Từ cuộc sống hiện đại, thơ anh ngày càng bắt nguồn trở lại vào hồn thơ cổ điển của dân tộc. – Nguyễn Đình Thi
Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca. – Đặng Thai Mai
Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống phổ biến của những con người mới của thời đại. – Bình luận văn học, 1964, Như Phong.
Vinh danh
Giải nhất Giải thưởng Văn học hội Văn nghệ Việt Nam (1954 – 1955) tập thơ Việt Bắc.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1, 1996)
Hiện nay trên các con phố tại nhiều thành phố lớn ở Việt Nam có đường mang tên Tố Hữu.
Lời kết
Reader hi vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin về nhà thơ Tố Hữu để từ đó hiểu thêm về những sáng tác của ông.
Xem thêm:
- Văn học cách mạng – Thời kỳ của một nền văn học vị con người
- Nguyễn Bính – Nhà thơ của hồn quê, tình quê thiết tha, sâu thẳm
Nguồn: https://www.reader.com.vn/to-huu-nha-tho-noi-tieng-trong-lang-tho-cach-mang-viet-nam-a816.html