Bạn đang xem bài viết Overthinking là gì? Làm thế nào để hạn chế suy nghĩ tiêu cực? được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
Overthinking là tình trạng suy nghĩ quá nhiều và thái quá về một vấn đề bất kì nào đó. Cuộc sống có quá nhiều vấn đề khiến chúng ta phải đau đầu và khi đối mặt với nó, nhiều người trẻ thường suy nghĩ quá nhiều về nó, đôi khi từ tích cực chuyển sang tiêu cực về những chuyện xảy ra trong quá khứ, hiện tại và suy nghĩ về nhiều chuyện có khả năng xảy ra trong tương lai. Vậy làm thế nào để dập tắt Overthinking? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Overthinking là gì?
Overthinking được hiểu là tình trạng suy nghĩ quá nhiều, suy nghĩ thái quá về một vấn đề bất kì nào đó. Khi chúng ta suy nghĩ quá nhiều về nó, bạn đánh mất lý trí và bắt đầu tưởng tượng ra hàng loạt những thứ khiến bản thân mệt mỏi và đung lòng. Khi tâm trí chúng ta không ổn định, chúng ta bị lo lắng quá mức sẽ khiến cho cuộc sống bị đảo lộn và khó cảm nhận được hạnh phúc. Đây là một thói quen mà chúng ta có thể sửa đổi. Hãy nhớ rằng thực tế không tồi tệ như bạn tưởng, suy nghĩ là yếu tố quan trọng quyết định trải nghiệm của chúng ta đối với một tình huống.
Vì sao chúng ta bị Overthinking?
Khi chúng ta suy nghĩ về một sự việc quá nhiều, bạn dễ dàng bị khủng hoảng tâm lý vì những suy nghĩ tiêu cực. Vậy nguyên nhân vì sao chúng ta lại Overthinking?
1. Bạn quá cầu toàn
Trong cuộc sống, bạn luôn muốn mọi thứ hoàn hảo nhất có thể, bạn sẽ lên kế hoạch mọi thứ một cách chu đáo, đây là một điểm rất tốt tuy nhiên khi lo lắng thái quá cũng có những hệ lụy như mong muốn mọi việc hoàn thành tốt nhất có thể hoặc bạn sẽ chuẩn bị cho kế hoạch thất bại. Vì luôn muốn mọi thứ phải tốt nhất nên bạn dùng rất nhiều thời gian để suy nghĩ về nó.
Đa số trường hợp Overthinking đều suy nghĩ tiêu cực rất nhiều về một sự việc nào đó. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
2. Luôn quan tâm đến kết quả
Trong học tập, công việc nhiều người luôn chăm chăm đến kết quả, họ lúc nào cũng mong muốn mọi thứ tốt nhất có thể. Họ luôn có nhiều suy nghĩ trong đầu, họ nghĩ rằng nghĩ nhiều sẽ giúp chúng ta có thêm góc nhìn, tìm ra cách hiệu quả để đi đến kết quả tốt nhất.
3. Để tâm đến chi tiết nhỏ
Khi chúng ta quá để tâm đến những chuyện nhỏ, chi tiết nhỏ trong các câu chuyện bạn thường có xu hướng đem chúng ra phân tích, từ đó bạn suy nghĩ nhiều về nó.
Ví dụ: Hôm nay ra ngoài đường bạn vô tình ngã vào người lạ, bạn đã xin lỗi tuy nhiên người này vẫn tỏ ra khó chịu. Sau đó về nhà bạn suy nghĩ mãi về hành động của mình, thực tế dù bạn có dành ra bao nhiêu thời gian suy nghĩ cũng chẳng thể quay lại quá khứ để làm lại chuyện này.
Tác hại của Overthinking
1. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Khi suy nghĩ nhiều nhưng toàn suy nghĩ tiêu cực, lâu ngày bạn dễ mắc phải các căn bệnh tâm lý khác nhau trong đó có tự kỷ, trầm cảm,…
2. Ảnh hưởng đến cuộc sống
Khi suy nghĩ quá nhiều, chúng ta luôn bắt bộ não và hệ thần kinh của mình phải làm việc rất nhiều lần, chính vì thế nó dễ bị quá tải. Bạn sẽ dễ gặp các tình trạng như chán chường, mệt mỏi và tiêu tốn rất nhiều năng lượng từ việc suy nghĩ nhiều đó.
Làm thế nào để hạn chế suy nghĩ tiêu cực?
1. Hạn chế mạng xã hội, sống chậm lại
Nếu bạn là một người luôn dính lấy điện thoại suốt ngày, hãy hạn chế dùng mạng xã hội, dành thời gian trồng hoa, nuôi cá hoặc có thể là tập thể dục, đọc sách,… thực hiện các hoạt động khác nhau để hạn chế thời gian dùng điện thoại.
Khi bạn thực hiện những hành động này sẽ giảm thiểu việc suy nghĩ nhiều, bên cạnh đó việc hòa mình vào thiên nhiên, vào cuộc sống sẽ giúp bạn tích lũy thêm nguồn năng lượng tích cực.
2. Biết ơn cuộc sống
Biết ơn những gì bạn đang có và hãy tự hào về những gì mình làm được để bản thân biết rằng để đi đến ngày hôm nay bạn đã vất vả rất nhiều. Không suy nghĩ về những thứ xa vời, khó có khả năng xảy ra điều này giúp bản thân hạnh phúc hơn.
Khi chúng ta đặt tiêu chuẩn về cuộc sống quá cao nhưng bản thân lại không có khả năng thực hiện và khi thất bại bạn sẽ dễ dàng cảm thấy tiêu cực và bạn lại rơi vào trạng thái Overthinking.
3. Viết ra giấy
Thói quen viết ra giấy giúp chúng ta ngẫm lại về những gì mình đã trải qua trong một ngày. Viết nhật ký giúp bạn giải tỏa cảm xúc, không nhất thiết phải viết nó thật hay, chỉ đơn giản là viết lại những cảm xúc bạn đã trải qua, suy nghĩ của bạn về câu chuyện của ngày hôm nay. Nuôi dưỡng thói quen viết nhật ký giúp chúng ta hoàn thiện kỹ năng viết lách và sử dụng ngôn từ.
4. Không chạy trốn hiện tại
Rất nhiều người thường chạy trốn “hiện tại” không dám đối diện với sự thật, tuy nhiên việc này sẽ khiến cho chúng ta mãi không thể tìm được cách giải quyết vấn đề. Chính vì thế hãy dũng cảm đối diện với sự thật.
5. Chánh niệm
Sống chánh niệm là khi chúng ta sống cho hiện tại, cảm nhận những thứ đang diễn ra trong hiện tại và không bận tâm về những thứ khác. Ví dụ khi bạn ăn cơm, bạn chỉ nghĩ về món ăn của mình, chậm rãi thưởng thức bữa ăn của mình, không nghĩ về áp lực công việc hay cuộc sống. Làm bất cứ việc gì bạn chỉ tập trung vào nó, không để những suy nghĩ khác xâm chiếm tâm trí.
6. Nghỉ ngơi
Làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi có thể gọi là hoạt động chính trong ngày của chúng ta, tuy nhiên có những người trẻ làm việc nhiều đến mức không để cơ thể nghỉ ngơi, điều này sẽ khiến cho cơ thể của bạn bị quá tải. Vậy nên hãy ăn uống, nghỉ ngơi điều độ để tâm trí được nghỉ ngơi đúng nghĩa.
Hy vọng rằng tất cả chúng ta sẽ sống cho hiện tại, cân bằng cảm xúc và phân biệt rõ được những thứ mình cần làm ở hiện tại và trong tương lai, không sống trong quá khứ và luôn chăm sóc sức khỏe tinh thần bản thân thật tốt.
Hãy dành thời gian thực hiện các hoạt động như tập thể dục, dọn dẹp nhà cửa, đọc sách, chạy bộ,… những hoạt động này có thể cải thiện tâm trạng của bạn. Khi tiêu hao nhiều năng lượng trong một ngày khi đêm về bạn sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ, hạn chế sử dụng những đồ uống như cà phê hay chất kích thích,…
Nguồn: https://www.reader.com.vn/overthinking-la-gi-lam-the-nao-de-han-che-suy-nghi-tieu-cuc-a920.html