Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Bạn đang xem bài viết Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Mặc dù đến với sự nghiệp cầm bút khá muộn nhưng ông đã có không ít đóng góp vào nền văn học nước nhà. Hãy cùng Reader tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng trong bài viết dưới đây nhé!

  • Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Tuân
  • Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thế Lữ
  • Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

1. Tiểu sử

Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.

Tháng 6 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Tháng 8 năm đó, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.

Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa I năm 1946. Tháng 4 năm đó, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.

Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất. Sau hòa bình 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa I. Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.

2. Phong cách sáng tác

Với sự nỗ lực và tìm tòi không ngừng nghĩ về các tác phẩm nước ngoài cùng với nhiều thể loại như kịch, tiểu thuyết,… sự nghiệp cầm bút của ông đa dạng thể loại và đề tài. Ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại kịch và tiểu thuyết.

Nổi bật trong sáng tác của ông là tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài được trích trong Vở kịch Vũ Như Tô. Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng Vũ Như Tô với một tấn bi kịch và vấn đề được đặt ra chính là mối quan hệ giữa con người và nghệ thuật cần phải có sự hài hòa. Sinh thời Nam Cao từng có câu: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trắng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Thành công của tác phẩm chính là những chi tiết nhỏ kể về cuộc sống của Vũ Như Tô – một tài năng hiếm có, Nguyễn Huy Tưởng nhấn mạnh vai trò của người nghệ sĩ, xã hội cần phải tôn trọng họ để họ có thể đóng góp cho đất nước.

Phong văn giản dị, trong sáng, sâu sắc luôn đầy chất thơ, những bài ca hy vọng và bài học về cuộc sống.

Quan điểm về văn chương: “Phận sự một người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi”.

3. Tác phẩm tiêu biểu

Đêm hội Long Trì, Vũ Như Tô, An Tư công chúa, Cột đồng Mã Viện, Bắc Sơn, Những người ở lại, Anh Sơ đầu quân, Tìm mẹ, Ký sự Cao Lạng, Truyện Anh Lục, Gặp Bác, Kể chuyện Quang Trung, Bốn năm sau, Sống mãi với Thủ Đô, Lũy hoa, An Dương Vương xây thành ốc

4. Vinh danh

Năm 1995, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một phố của thủ đô là phố Nguyễn Huy Tưởng, nối từ phố Vũ Trọng Phụng cắt ngang qua phố Nguyễn Tuân đến đường Khuất Duy Tiến. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

5. Nhận định

Nguyễn Huy Tưởng đã gánh việc mở đầu một cách đích đáng cho dòng văn chương viết về truyền thống, về lịch sử trung đại Việt Nam trong nền văn chương hiện đại Việt Nam. – Nhà nghiên cứu Văn học Nguyễn An

Ngay từ khi hiện diện trên văn đàn, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã lựa chọn một thế đứng vững chắc với tư thế của một nhà tiểu thuyết và viết kịch trước những vấn đề của hôm qua và hôm nay, của lịch sử và dân tộc. – Nhà nghiên cứu Văn học Bích Thu

Cái hay của những tác phẩm lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn không gây hoài nghi, không gây tranh cãi, cũng không dựng lịch sử và các nhận vật lịch sử “khác lạ” với những sử liệu chính thức mà mọi người đã biết. Nhà văn đã viết truyện lịch sử và truyền cho bạn đọc cái cảm giác của chính ông. – Nhà nghiên cứu Vũ Nho

Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ Reader!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/tieu-su-cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-nha-van-nguyen-huy-tuong-a397.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *