Ngựa quen đường cũ là gì?

Ngựa quen đường cũ là gì?

Bạn đang xem bài viết Ngựa quen đường cũ là gì? được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

“Ngựa quen đường cũ” là câu thành ngữ thường dùng để chỉ những kẻ không thể quên được thói quen cũ vẫn chứng nào tật nấy, không thể sửa được khuyết điểm cũ.

Ngựa quen đường cũ là gì?

Nghĩa đen: Ngựa là giống gia súc lớn, có bốn chân khỏe mạnh. Chúng có tính cách hung dữ, hoang dại nhưng bù lại chạy rất nhanh và khỏe. Trong quá khứ, ngựa là phương tiện di chuyển, cho sức kéo chủ yếu của con người. Đặc biệt, ngựa là loài có khứu giác rất tốt. Chúng chỉ cần đi một lần là có thể nhớ được con đường mà mình đã đi qua như thể đã quen thuộc lắm rồi. Đây là một đặc tính tự nhiên của loài sinh vật này.

Nghĩa bóng: Ngựa là một loại động vật có khứu giác tốt thế nên chúng nhớ rất rõ những con đường mình đã đi qua. Thế nên dân gian thường có câu: “Ngựa quen đường cũ” câu thành ngữ này còn nhằm để phê phán những người chứng nào tật nấy, mãi không thể sửa thói quen cũ của mình.

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta gặp rất nhiều trường hợp sử dụng từ “Ngựa quen đường cũ” ví như một người vợ bị bắt gặp là đi ngoại tình và hứa sẽ thay đổi thế nhưng thực tế thì người này vẫn qua lại với tình nhân chứ không thay đổi. Hay một người sau khi biết rõ tại hác của việc thức khuya, được 1 2 hôm đầu họ thực hiện nghiêm túc việc dậy sớm, thế nhưng vài ngày sau đó họ lại chứng nào tật nấy “Ngựa quen đường cũ” và tiếp tục thức khuya như bình thường.

Câu thành ngữ này dùng để phê phán những con người bảo thủ không chịu thay đổi thói quen xấu của mình để trở nên tốt hơn. Thói quen rất khó để thay đổi nhưng nếu bạn đủ quyết tâm thì không gì là không thể.

Điển tích về Ngựa quen đường cũ

Tương truyền Quản Trọng người nước Tề có nghề nuôi ngựa nuôi voi. Ông hiểu tính nết chúng như thể là nói chuyện được với voi với ngựa. Quản Trọng có một chú ngựa đực, ức nở, lông mượt, dáng phi nước kiệu như gió. Ngày ngày, Quản Trọng thường cưỡi ngựa đi thuyết giáo thiên hạ. Lần ấy, Quản Trọng tìm đến nhà Thấp Bằng bàn chuyện đánh nước Cô Trúc. Đến nhà Thấp Bằng, Quản Trọng thả ngựa ra vườn cho nó gặm cỏ. Trong khi hai chủ nhân bàn chuyện thì con ngực đực nghe tiếng hí cách đấy không xa của con ngựa cái của Thấp Bằng. Ngựa cái vừa cựa mình vào dóng tàu ngựa, vừa hí. Con ngựa của Quản Trọng cũng hí ra điều chào lại. Con ngựa cái kia gại gại đôi chân sau xuống cỏ để tỏ tình. Thế là chúng làm quen với nhau và trở nên thân thiết.

Mấy hôm sau, khi trở lại nhà rồi con ngựa của Quản Trọng nhớ bạn, nhân lúc được thả thong dong ngoài vườn, nó mới vượt đường xa, tranh thủ đến thăm bạn ngựa cái của nó. Đường cát trắng phau, không có dấu chân đi, mặc dù con ngựa mới chỉ một lần theo chủ, nhưng nó như đã quen thuộc lắm, cứ phăng phăng một lèo tìm đến nơi.

Con ngựa cái của Thấp Bằng thấy bạn ngựa đến thì vui mừng, hí lên mấy tiếng, như có ý hỏi: “Làm sao mà anh biết đường”. Ngựa đực lấy chân cào cào xuống cỏ cũng như muốn trả lời rằng: “Ấy là giống ngựa nhà ta một lần là quen đường cũ”. Gặp bạn, quyến luyến nhưng cũng phải trở về với chủ. Khi nó về đến nơi, biết vậy, Quản Trọng không trách nó mà còn khen nó.

– Quả là mày có tình có nghĩa.

Sau này Quản Trọng cùng Thấp Bằng dựng cờ theo Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Trận mạc xông pha, hết Nam lại Bắc. Khi đi là mùa Xuân, khi thắng trận trở về đã chuyển sang mùa Đông, tuyết rơi xoá hết đường cũ, khiến Quản Trọng và Thấp Bằng không còn nhớ đường về, lang thang nơi rừng sâu tuyết thẳm.

Bỗng Quản Trọng nhớ lại lần ấy, con ngựa của mình tìm đường đến con ngựa cái của Thấp Bằng mới cho rằng chỉ có con ngựa mới tìm được đường, bèn nói với nó:

– Trí nhớ của mày tốt, mày hãy đưa chúng tao về chốn cũ.

Con ngựa như hiểu ý, nó hí lên vài tiếng. Quản Trọng cho thả ngựa ra, con ngựa ung dung thong thả lên đường. Đoàn quân theo sau con ngựa đi vòng qua các khe núi sâu, rừng thẳm, tuyết dầy tìm được đường về nước. Đoàn người thoát khỏi cảnh lưu lạc, mới nói với Quản Trọng:

– Quả thật, nếu không có ngựa của ngài quen đường cũ, thì chúng ta đâu được như hôm nay.

Theo “Cổ học tinh hoa” Nguyễn Văn Ngọc – NXB Văn học, 2003

Như điển tích đã kể trên, ý nghĩa ban đầu của câu “Ngựa quen đường cũ”“Ngựa quen đường cũ”  là tốt, ca ngợi và khen người có trí nhớ tốt, giàu kinh nghiệm trong một việc gì đó. Thế nhưng trải qua thời gian lưu truyền, cùng với sự phát triển của xã hội đã dẫn tới sự biến thiên trong ý nghĩa của câu nói đó. Biến thiên ở đây chính là hàm ý khen ngợi, tốt chuyển thành ý xấu, chê bai một thói hư, tật xấu của con người.

Khi vận dụng vào cuộc sống, dân gian đã dùng diễn tả một ý nghĩa khác hẳn, trái ngược để nói người nào vẫn theo thói quen cũ, thói xấu trước không bỏ được, chứng nào tật ấy, không chịu tu tỉnh, hối hận cải thiện, toàn nghĩa chê trách và miệt thị. Đây là một trong nhiều điển tích điển cố đã biến chuyển ngữ nghĩa, thay đổi ý nghĩa giáo dục truyền tải như bản nghĩa của nó. Bởi vậy, có thơ rằng: Ngày xưa tình nghĩa ngựa về/Bây giờ là kẻ theo nghề quen mui.

Ý nghĩa chê bai ở những ví dụ trên hoàn toàn trái ngược với ý tốt đẹp ban đầu. Tuy nhiên, tại sao câu thành ngữ lại có sự thay đổi trái ngược như vậy? Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, điều này phụ thuộc vào bối cảnh xã hội và thực tế cuộc sống mà người dân trải qua, chứng kiến… mà thực tế đó đem lắp ghép vào câu thành ngữ thấy có sự phù hợp thì coi như dân gian đã ban cho câu nói ấy một số phận trong xã hội.

Xét theo nghĩa đen thì con ngựa tài tình, giúp chủ tìm lại đường về, đó là do khứu giác. Vận dụng vào cuộc sống, dân gian đã nói chệch đi, lại chỉ ra rằng: Quen cái mùi cũ, cái việc cũ mà không dứt ra được, tật nào vẫn chứng ấy, khó hòng mà cải sửa, cứ lao đầu vào. Vận như thế quả thật tài tình.

(Theo “Đi tìm điển tích thành ngữ”. NXB Thông Tấn)

Giải thích câu thành ngữ Ngựa quen đường cũ

Ý nghĩa rút ra từ câu thành ngữ “Ngựa quen đường cũ”

Trong cuộc sống chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm vì những thói quen xấu, thế nhưng hãy là con người thông minh, khi bạn được ai đó góp ý để sửa sai đừng vì ngại mà không thay đổi, thay đổi mới khiến chúng ta tốt hơn mỗi ngày. Đừng chừng nào tật nấy không chịu sửa thói quen xấu.

Trên đây là bài viết giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ Ngựa quen đường cũ hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ rút ra nhiều được nhiều bài học, kinh nghiệm sống từ câu thành ngữ này. Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ Reader trong thời gian vừa qua và đừng quên ủng hộ Reader trong thời gian sắp tới nhé!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/ngua-quen-duong-cu-la-gi-a654.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *