Ăn xổi ở thì

Ăn xổi ở thì

Bạn đang xem bài viết Ăn xổi ở thì được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

“Ăn xổi ở thì” có nghĩa là một cách sống tạm bợ chỉ tính đến trước mắt chứ không nghĩ vềc cái lâu dài.

Ăn xổi ở thì

Từ “xổi” không lúc nào cũng mang nghĩa tiêu cực về sự tạm bợ. Thời ngày xưa, người nông dân nghèo vẫn thường hay làm các món xổi như cá muối xuổi, dưa mối xổi, cá muối xổi,… những món này rất lạ miệng và ngon, khi có công việc gấp cần phải giải quyết thì những món ăn này chính là “cứu tinh” cho các bữa ăn tạm bợ. Hay từ “vay xổi” có nghĩa là mượn tạm trong một khoảng thời gian ngắn rồi sẽ trả lại.

Ăn xổi ở thì

Còn “ở thì” là ở trong một khoảng thời gian nhất định xét theo tổng thể thời gian chung. “Thì” (thời) trong tiếng Việt còn được dùng để chỉ một mốc thời gian đặc biệt nào đó của sự phát triển, như lúa đang thì con gái, làm đúng lúc đúng thì, để quá lứa lỡ thì, mưa nắng phải thì… Nói như vậy, “thì” là khoảng thời gian có giới hạn trong chu trình phát triển chung. Mà bất cứ sự vật, hiện tượng nào, muốn phát triển hoàn hảo, trọn vẹn tất phải tuân thủ một quy trình bắt buộc nào đó, tuần tự trước sau.

Có thể vì mang tính chất tạm bợ thế nên từ “xổi” thường được gắn liền với những hiện tượng tiêu cực như “Ăn xổi ở thì” câu thành ngữ này dùng để lên án lối sống thờ ơ, hời hợt của một số người chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà không suy tính cho chuyện dài lâu.

Giàu xổi là một trong những hiện tượng chúng ta thấy rất nhiều trong cuộc sống, giàu xổi có nghĩa là giàu lên không phải nhờ lao động hay trí tuệ của mình mà giàu lên vì buôn bán gian lận, lợi dụng lòng tin của người khác buôn bán mặt hàng kém chất lượng để kinh doanh trục lợi,… rất nhiều người không muốn đi lên bằng thực lực mà chỉ muốn đi bằng đường tắt, thế nhưng đúng với từ xổi thì những người này cũng chẳng thể làm ăn dài lâu.

Hiện trạng học xổi cũng diễn ra ở rất nhiều người, chỉ vì học để lấy điểm, học vì kiểm tra thế nên nhiều em đã chọn cách học vẹt và khối kiến thức ấy cũng chỉ là tạm bợ thế nên không thể áp dụng vào cuộc sống thực tế. Lúc ấy lại bắt đầu đổ lỗi cho bài vở khô khan không thể áp dụng.

Nếu muốn thành công đừng cố gắng hời hợt

Nếu muốn thành công đừng cố gắng hời hợt

Sự cố gắng cần được lặp đi lặp lại mỗi ngày, nếu chỉ xem nó như một sự lựa chọn thì bạn rất khó để thành công, nhiều bạn trẻ ngày nay thường tìm kiếm động lực nhất thời để cố gắng. Sau đó vẽ ra một kế hoạch rất hoàn hảo nhưng chỉ khi nào hứng lên họ mới bắt đầu làm việc còn ngày nào chán thì nghỉ xả hơi. Cố gắng thì không được bao nhiêu nhưng luôn than vãn rằng công việc quá áp lực.

Việc đặt mục tiêu hời hợt cũng dẫn đến tình trạng làm việc trong mơ hồ không xác định được phương hướng. Khi bạn không cân đo đong đếm mục tiêu ấy cần bao nhiêu thời gian thì rất khó để đi đúng đường. Một ví dụ như câu nói “học để lấy điểm cao” chứ không đặt ra bất cứ mục tiêu gì sau khi có điểm cao ấy. Khi một mục tiêu không rõ ràng chúng ta sẽ rất nhanh chán và dễ dàng bỏ cuộc.

“Cái đáng sợ nhất của các bạn trẻ là sự hời hợt, làm gì cũng không thực sự đam mê, không tập trung sức lực. Hãy bỏ 100% trí tuệ, công sức vào bất kỳ việc gì mình làm, dù là chơi bóng, học đại học hay yêu đương. Bởi vì trải nghiệm bạn có được khi theo đuổi đam mê chính là nền tảng của sự xuất sắc. – Trần Trọng Kiên, CEO của Thiên Minh Group”

Nhiều bạn trẻ còn nghĩ rằng thành công đến rất dễ dàng vậy nên khi cố gắng cũng không phát huy hết năng lực của mình. Cố gắng được bao nhiêu hay bấy nhiêu chứ không hề quan tâm đến hiệu quả và tiến triển công việc ra sao. Sự cố gắng hời hợt này khiến cho nhiều bạn trẻ mất định hướng và dễ rơi vào trạng thái chán nản.

Nếu muốn thành công bạn bắt buộc phải chịu khổ, không có thành công nào là đến bất ngờ. Tất cả đều cần sự cố gắng mỗi ngày. Làm việc ngẫu hứng, tạm thời sẽ không mang đến cho bạn một kết quả tốt thế nên hãy xây dựng cho bản thân một chế độ làm việc khoa học, không làm theo tùy hứng. Khi xác định rõ được mục tiêu và những công việc cần làm thì bạn sẽ cảm thấy mọi việc thuận lợi hơn thay vì ngày nào cũng phải nỗ lực trong sự mơ hồ, thậm chí là chán nản vì không biết được việc mình đang làm có ý nghĩa gì.

Lời kết

Câu thành ngữ “Ăn xổi ở thì” dạy cho chúng ta bài học làm gì cũng nên làm đến nơi đến chốn, tạm bợ chỉ được một thời gian ngắn thế nên hãy học cách trưởng thành và làm gì cũng cần phải nghiêm túc.

Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ “Ăn xổi ở thì” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/an-xoi-o-thi-a726.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *