Bạn đang xem bài viết Bài học quý giá từ cuốn sách Vạch mặt thiên tài nói dối được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
Bạn có bao giờ cảm thấy cuộc đời chỉ toàn những điều dối trá? Con người ta đối xử với nhau, trong những đối thoại hằng ngày, bạn sẽ đôi lúc cảm thấy: “Ôi, sao chẳng có tí chân thật nào từ tấm lòng cả, toàn giả dối!” Vậy thì chúng ta cùng nhau khám phá sự thật của những lời nói dối thông qua vài thông điệp mà bản thân mình đã rút ra được qua quyển sách Vạch mặt thiên tài nói dối của Oopsy.
- 10 bài học ý nghĩa từ cuốn sách “Tất cả đều là chuyện nhỏ”
- Tóm tắt và Review sách Đọc Vị Bất Kỳ Ai
- Review sách Khéo Ăn Khéo Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ – Trác Nhã
Trước hết, Oopsy không phải là một tác giả mà là “một cộng đồng gồm những người đam mê tâm lí học và tâm lí học trị liệu. Oopsy là một dự án đưa những tác phẩm kinh điển về tâm lí học và tâm lí trị liệu đến cho người Việt. Oopsy là một nỗ lực cho ra đời những cuốn sách tâm lí học và tâm lí trị liệu đến cho người Việt” (trích dẫn từ quyển sách Vạch mặt thiên tài nói dối). Ngoài cuốn sách này thì mình muốn giới thiệu đến cho độc giả nhiều quyển sách của nhà Oopsy:
– Đốn Tim Chàng – How To Love
– Biết Đúng Biết Sai Thiên Tài Logic
– Ngay Bây Giờ Trực Giác Sẽ Giúp Bạn Sắc Bén
– Tôi Đã Bắt Tình Yêu Lộ Mặt
Trở về với cuốn sách Vạch mặt thiên tài nói dối, tên của sách cũng đủ giúp chúng ta phần nào hiểu được nội dung mà sách sắp nói đến ở đây là gì. Đó là biểu hiện qua lời nói, phương pháp bóc tách lời nói của đối phương để biết rằng: Liệu họ có đang nói dối không? Nhưng nếu sách chỉ dừng lại ở việc các bước “vạch mặt thiên tài nói dối” thì không có gì đặc biệt. Mà quyển sách còn cho những ta những nhận thức mới, cách nhìn và tư duy mới về “nói dối”
Có khi chính chúng ta cũng không biết mình đang nói dối
Nói dối là cách mà chúng ta nhận định một đối tượng đang thể hiện suy nghĩ của mình bằng một lớp mặt nạ, một vỏ bọc che giấu sự thật bên trong lời nói ấy. Đó là người nói dối. Nhưng liệu chỉ có bản thân họ nói dối, chúng ta thì sao, có bao giờ bạn cố phủ lên một sự việc bằng những lý do khác nhau không. Ví dụ như trong phần đầu quyển sách, tác giả có đề cập đến một vấn đề như sau. Sếp bắt bạn phải hứa hoàn thành trách nhiệm một cách xuất sắc nhất, ông ấy nói bạn có thể làm được. Và bạn cũng không cần suy nghĩ gì, bạn đồng ý với lời hứa đó, dù rằng bản thân bạn cảm thấy đó là điều không thể. Bạn tìm lý do cho việc đó: “Người khác làm được thì mình cũng sẽ làm được”. Đó chính là lúc bản thân chúng ta đang nói dối. Bạn đã tìm một lý do để thuyết phục bản thân có thể làm được, dù rằng việc đó thật sự có đi quá giới hạn của bạn. Quyển sách giúp chúng ta đối diện với sự thật và khiến bạn phải suy nghĩ kĩ càng rằng: Liệu mình có đang tự dối lòng hay không?
Hay đôi lúc trong cuộc sống, chúng ta rời bỏ chỗ làm hiện tại vì bị áp bức, vì cảm thấy bản thân mình bị khinh thường. Và bạn tìm tới đồng nghiệp với lý do rằng: Em cần một chỗ làm gần nhà, lương hậu hĩnh hơn một chút, em muốn làm nhiều nơi để học hỏi kinh nghiệm. Đó là bạn đang nói dối đó thôi. Chẳng có chỗ làm nào xa khi đó là nơi bạn thích, đó là nơi cho bạn cảm hứng làm việc, không phải cứ làm việc nhiều nơi, không cố định là chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều. Quyển sách này, Oopsy viết với lời văn rất gần với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Đó đều là những câu truyện, các trường hợp mà các tác giả đưa ra và phân tích để chúng ta thấy rằng: Tận sâu trong trái tim, có những sự thật bị che đậy quá kĩ đến nổi bản thân bạn cũng không biết mình đang nói dối.
Nói dối không chỉ đơn thuần là để che giấu
Cuốn sách đề cập rất rõ về khái niệm nói dối so sánh và nói dối nhân hóa, ngoài ra còn các định nghĩa khác nhưng mình chỉ nói về cách hiểu của bản thân mà quyển sách đã mang đến. Trước hết nói dối so sánh là để người nói tự đề cao bản thân mình. Và bản chất của nói dối so sánh chỉ có hai dạng là so sánh hơn hoặc so sánh kém, không có so sánh bằng. Ví dụ như khi bạn nói rằng: Áo này của bố đắt hơn của con đấy ạ! Vậy thực chất trong suy nghĩ và tận cùng ý nghĩa của lời nói đó là bạn đang tự đề cao lòng hiếu thảo của bạn, bạn đang hạ thấp giá tiền của chiếc áo bạn mặc để nâng giá trị của mình lên. Ngoài lòng hiếu thảo còn ẩn chứa “sự khoe mẽ” về hiểu biết của bạn. Bạn hiểu biết về các loại quần áo, hiểu về tính chất và giá cả của chúng. Đấy là một ví dụ về nói dối so sánh.
Nói dối nhân hóa là lời nói dối để hạ bệ đối phương của bạn. Hoặc bạn là người đã từng một lần nghe lời nói dối đó ít nhất một lần trong đời. Sau này, bạn sẽ biết thật chất việc nói dối ấy là một ý nghĩ xấu, một cách hành xử thiếu tôn trọng người khác. Ví dụ một người bạn đeo một chiếc đồng hồ Rolex giá trị nói với bạn của anh ta rằng: “Đồng hồ Việt Nam Vô địch này trông đẹp quá đi, nước mạ vàng rất sinh động”. Thực chất đây không phải là một lời khen đơn thuần, sau khi nói câu ấy chắc hẳn anh chàng kia phải có trong đầu ý nghĩ rằng: “Cái thằng đấy đeo đồng hồ đểu mà cứ tưởng là hay”. Đấy là nguyên văn mà Oopsy đã viết, không phải mang tính dè biểu mà ở đây còn muốn nhấn mạnh tác hại của việc nói dối này.
“Lời nói dối so sánh và nhân hóa có một sức mạnh ghê gớm so với tất cả những loại nói dối khác: Khi tích lũy đủ sẽ tạo nên một nhân cách giả dối nơi bạn.”
Lời kết
Đó là những bài học mà bản thân mình đúc kết được qua phần đầu của quyển sách, theo góc nhìn của mình thì quyển sách phù hợp đọc để giải trí và suy ngẫm những điều trong cuộc sống mà trước đó mình chưa hề nghĩ đến. Đọc Vạch mặt thiên tài nói dối, mình cảm thấy bản thân mình đã sống thật lòng hay chưa, đã đủ tinh tế trong lời ăn tiếng nói hay chưa? Có đôi lúc sách sẽ hơi khó hiểu dù rằng từ ngữ mà Oopsy viết không hề mang tính sâu xa, hay cao siêu gì cả. Mình tin chắc bạn sẽ cảm thấy thú vị đối với cuốn sách và những bài học từ Vạch mặt thiên tài nói dối.
Review bởi Thể Hồng
Nguồn: https://www.reader.com.vn/bai-hoc-quy-gia-tu-cuon-sach-vach-mat-thien-tai-noi-doi-a371.html