Bạn đang xem bài viết Bài học từ sách Hóa ra sự thật sau cùng là tổn thương được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
Hóa ra sự thật sau cùng là tổn thương là một quyển sách kế tiếp của quyển sách Vạch mặt thiên tài nói dối của Oopsy. Nói dối và tổn thương có liên quan gì đến nhau? Người nói dối sẽ gây ra tổn thương cho người khác hay sự thật sau cùng là bản thân của họ mới là kẻ bị tổn thương. Nếu bản muốn hiểu thêm về bản chất của những lời nói dối và lý do sâu thẳm mà chúng ta nói dối thì quyển sách cũng cho chúng ta vài suy ngẫm thú vị đấy. Và bên dưới là một số bài học mà mình đúc kết ra được qua quyển sách Hóa ra sự thật sau cùng là tổn thương.
- Những suy nghĩ tiêu cực cần loại bỏ để cuộc sống ý nghĩa hơn
- 10 bài học quý giá từ sách “Quẳng gánh lo đi và vui sống”
- 6 bài học hữu ích từ sách “Sự an ủi của triết học”
Giới thiệu về Oopsy và nội dung sách Hóa ra sự thật sau cùng là tổn thương.
Trước hết, Oopsy không phải là một tác giả mà là “một cộng đồng gồm những người đam mê tâm lý học và tâm lý học trị liệu. Oopsy là một dự án đưa những tác phẩm kinh điển về tâm lý học biết rằng: Liệu họ có đang nói dối không? Nhưng nếu sách chỉ dừng lại ở việc các bước “vạch mặt thiên tài nói dối” thì không có gì đặc biệt. Mà quyển sách còn cho những ta những nhận thức mới, cách nhìn và tư duy mới về “nói dối”và tâm lý trị liệu đến cho người Việt. Oopsy là một nỗ lực cho ra đời những cuốn sách tâm lý học và tâm lý trị liệu đến cho người Việt” (trích dẫn từ quyển sách Vạch mặt thiên tài nói dối). Ngoài cuốn sách này thì mình muốn giới thiệu đến cho độc giả nhiều quyển sách của nhà Oopsy:
Hóa ra sự thật sau cùng là tổn thương cũng như một quyển sách vạch trần những sự thật sau lời nói dối của mỗi chúng ta. Phần đầu của quyển sách sẽ nói đến những trường hợp minh họa cụ thể về tổn thương mà kẻ nói dối đang gánh chịu. Đó là cái mà mình tạm gọi là cái tôi giả tạo sau mỗi con người đang sống trong xã hội hiện nay. Vẽ ra một vỏ bọc để che đậy con người thật. Thậm chí đôi khi chính chúng ta cũng không biết mình đang có những tổn thương sâu sắc trong lòng. Một trong những nội dung hay của quyển sách là nỗi sợ hãi của kẻ nói dối – lý do tại sao chúng ta lại che đậy và nói dối ẩn dụ (thuật ngữ trong lời nói dối) trong một cuộc đối thoại.
Bài học hay từ quyển sách Hóa ra sự thật sau cùng là tổn thương
1. Kẻ nói dối là kẻ bị dối lừa.
Trong một mối quan hệ nào đó có đôi lúc chúng ta chọn cách nói dối ẩn dụ, tức là bạn ví von người đối diện với một điều gì đó tốt lành để làm họ cảm thấy chúng ta hòa đồng, thân thiện. Mục đích mà chúng ta nói dối ẩn dụ là để tăng thiện cảm của người khác đối với mình. Nói cách khác là bạn sợ đánh mất sự yêu quý của người khác dành cho mình, bạn sợ bản thân sự cô lập, xa lánh và quên lãng. Ví dụ bạn khen cô bạn A: “Kiểu tóc của bạn giống giới trẻ Mỹ ghê á”. Cụm từ giới trẻ Mỹ ở đây là ẩn dụ cho sự văn minh, hiện đại, theo xu hướng mới nhất trên toàn cầu. Vậy nên lối nói dối ẩn dụ ở đây là so sánh mang nghĩa sâu sắc hơn, không phải là so sánh đơn thuần. Và chính lời nói dối ấy đôi lúc lại cho thấy bạn là một người từng có quá khứ bị tổn thương vì xa lánh. Có lẽ vì thế nên bạn mới cố làm hài lòng người khác, sợ người ta sẽ bỏ bạn đi mất. Vậy nên bạn nói dối để khen họ, hay thậm chí bạn không nói dối đi chăng nữa thì sự thật sau cùng cũng là bạn đang sợ hãi mà thôi. Vậy nên điều mình muốn nói ở đây là hãy cứ sống thật với con người của mình. Một người nếu xem bạn quan trọng thì sẽ không dễ dàng rời bỏ bạn mà đi đâu.
2. Trao chữ – Trao tổn thương?
Trong quyển sách ở phần viết này, tác giả dường như đang muốn dẫn người đọc đến suy nghĩ về những người hay viết, người tìm đến con chữ là những người chịu tổn thương. Và những điều họ viết thường có chút cảm giác tổn thương đến cho độc giả. Riêng bản thân mình cảm thấy đúng một phần. Sẽ không có ai dễ để viết nên một đoạn văn, một bài hát mà không có cảm xúc, không có trải nghiệm và thậm chí là tổn thương. Vậy nên không sai khi nói người làm nghệ thuật luôn có những tổn thương. Nhưng có những bài hát, bài viết được họ sáng tác nên chỉ nhằm khơi gợi xúc cảm mà người nghe, người đọc cũng gặp phải như thế. Không phải là để gây tổn thương mà là để xoa dịu.
Lời kết về quyển sách Hóa ra sự thật sau cùng là tổn thương
Riêng bản thân mình khi đọc quyển sách cảm thấy cách hành văn và diễn đạt khá khó hiểu. Có vài chỗ mình ngẫm nhiều lần cũng chưa thấm được ý là tác giả muốn truyền đạt đến cho bạn đọc là như thế nào. Quyển sách có ưu điểm về những hình vẽ minh họa trong từng câu chuyện. Có thể với mình nó hơi có khía cạnh tâm lý nên khó tiếp thu. Nhưng mình tin với những bạn có hứng thú với tâm lý học và những phân tích về lời nói dối, nhận biết bản thân mình có thật đang chịu tổn thương hay đang che giấu điều gì không thì quyển sách cũng là một phần đáng để chúng ta trải nghiệm đấy!
Viết bởi Thể Hồng
Nguồn: https://www.reader.com.vn/bai-hoc-tu-sach-hoa-ra-su-that-sau-cung-la-ton-thuong-a445.html