Bạn đang xem bài viết Bao giờ cho đến tháng Mười? được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
“Bao giờ cho đến tháng Mười” khi nhắc đến tháng Mười con người ta thường mơ ước về những điều tích cực trong cuộc sống của những người dân thời xưa.
Tháng Mười cũng như tháng Ba vậy là một trong những tháng được nhắc đến khá nhiều trong văn hóa dân gian và văn hóa đương đại. Có rất nhiều người thắc mắc rằng tháng Mười có gì đặc biệc mà được người ta mong chờ nhiều đến thế, cứ thi thoảng lại hỏi: “Bao giờ cho đến tháng Mười” mà không phải là những tháng khác trong năm? Có thể thấy được mô típ câu hỏi “bao giờ cho đến tháng…” đã được sử dụng rất nhiều trong văn hóa dân gian.
Ví dụ như bài đồng dao “Bao giờ cho đến tháng Ba”, tháng Ba chính là khoảng thời gian cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, có nhiều thay đổi về thời tiết và khí hậu. Ở đây, tháng Ba được dùng để tượng trưng cho những khao khác đổi mới những thứ cũ kĩ trong cuộc sống. Mở đầu bài đồng dao là một câu hỏi tu từ thể hiện rõ rệt sự mong mỏi ấy nhưng sau đó lại là những hình ảnh ngược đời, chẳng bao giờ xảy ra trong thực tế như càng tô đậm hơn những tâm tư muốn được bứt phá của con người.
Không chỉ tháng Ba mà tháng Mười cũng được nhắc đến trực tiếp như là một mong ước về sự thay đổi tích cực về cuộc sống của những người nông dân xưa. Chưa dừng lại ở văn hóa dân gian tháng Mười còn là chủ đề của truyện và phim hiện đại vởi câu chuyện của tác giả, đạo diễn Đặng Nhật Minh – cha đẻ của “Bao giờ cho đến tháng Mười” – một kiệt tác kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam.
Bộ phim Bao giờ cho đến tháng Mười
Bao giờ cho đến tháng Mười là một trong những bộ phim kinh điển của Việt Nam và nhận được rất nhiều giải thưởng quốc tế. Bởi những chất riêng và đậm chất màu sắc dân tộc và nội dung luôn hướng đến thân phận của những con người trong xã hội ngày xưa.
Đặc biệt hơn bộ phim Bao giờ cho đến tháng Mười được lấy cảm hứng từ chính những câu chuyện có thật trong cuộc sống, đó là nỗi đau của tác giả khi nhận được tin bố mình vừa hy sinh trong chiến tranh. Và nó không chỉ dừng lại tại đó mà nó còn là nỗi đau của rất nhiều gia đình khi phải mất con, mất người thân trong gia đình. Những người vợ hàng ngày mong ngóng tin chồng từ chiến trường trở về bình an. Đây là một trong những câu chuyện được diễn ra rất phổ biến tại các làng quê.
Nội dung bộ phim xoay quanh Duyên – người phụ nữ mang trong mình nỗi đau tột cùng khi chồng hi sinh sau chuyến đi thăm chồng ở biên giới. Thế nhưng chị quyết định chôn sâu bí mật này với gia đình mình, đặc biệt là ở nhà chị có người cha đang có bệnh nặng trong người và chỉ có duy nhất một người là thầy giáo Khang mới biết được sự thật này vì đã cứu chị sau khi chị Duyên bị ngã xuống sông. Để người cha già ở nhà không hoài nghi chị Duyên đã nhờ thầy giáo Khang viết thư và gửi thư về cho gia đình. Cho đến một ngày khi thấy trong người không được khỏe, người cha liền biết mình không còn sống được bao lâu nữa mới bảo Duyên gọi điện cho chồng để về gặp mặt lần cuối. Và cuối cùng thì bí mật cũng không thể che giấu được nữa.
Một bộ phim rất hay và thực tế về bối cảnh thời ấy, sự mất mát của người ở lại cũng như sự bao dung ấy đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả. “Bao giờ cho đến tháng Mười” xứng đáng là bộ phim kinh điển cho mọi thời đại. Phim đã giành được nhiều giải thưởng cả trong và ngoài nước: giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VII năm 1985, giải Đặc biệt tại Liên hoan phim quốc tế châu Á – Thái Bình Dương năm 1989, Bằng khen của Ủy ban Bảo vệ hòa bình tại Liên hoan phim quốc tế Moskva năm 1985, giải thưởng đặc biệt của Ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Hawaii năm 1985. Năm 2008, phim được kênh truyền trình CNN bầu chọn là một trong mười tám phim châu Á hay nhất mọi thời đại.
“Bao giờ cho đến tháng Mười
Lúa chín trên cánh đồng giông bão
Ta để lại sau lưng những ngày dài mong đợi
Những mất mát hy sinh, khổ đau, chịu đựng
Khi trời thu vẫn xanh mãi trên đầu.”
Lời kết
Tác giả Lê Hồng Lâm nhận xét về bộ phim này trong cuốn “100 bộ phim điện ảnh Việt Nam nhất” như sau:
“Nếu chọn một bộ phim Việt Nam để giới thiệu với bạn bè quốc tế, một bộ phim hoàn hảo từ nội dung đến nghệ thuật, từ những sáng tạo của đạo diễn đến diễn xuất tinh tế của diễn viên; một bộ phim mang đậm bản sắc và tâm hồn của người Việt Nam, với tôi, Bao giờ cho đến tháng Mười có lẽ là lựa chọn xác đáng nhất.
Trên đây là bài viết phân tích câu nói “Bao giờ cho đến tháng Mười” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học, những cảm nhận khác nhau về câu nói trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!
Nguồn: https://www.reader.com.vn/bao-gio-cho-den-thang-muoi-a688.html