Bước tới thảnh thơi: Để tâm an yên – Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Bước tới thảnh thơi: Để tâm an yên – Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Bạn đang xem bài viết Bước tới thảnh thơi: Để tâm an yên – Thiền sư Thích Nhất Hạnh được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Khi tâm đủ vững vàng, lòng không vướng bận chúng ta sẽ có được cuộc sống bình yên và thanh thản. Cuốn sách “Bước tới thảnh thơi” của thiền sư Thích Nhất Hạnh bao gồm 100 bài thi kệ và 10 giới sa di giúp chúng ta tu tập mỗi ngày trong từng công việc nhỏ nhất.

buoc-toi-thanh-thoi-de-tam-an-yen-1

Cảm nhận về sách

Bước tới thảnh thơi được chia làm 2 phần, Phần 1 là những bài Thi kệ thực tập chánh niệm. Đó là những hành động quen thuộc thường ngày của chúng ta: Thức dậy, quơ dép, xuống giường, bật đèn, xếp mềm, đánh răng, đi tắm, rửa chân,… Đây sẽ là cơ sở giúp chúng ta nhận thức được cách thức chúng ta duy trì được chánh niệm lâu hơn.

Ví như việc xếp mền, là việc chúng ta làm trước khi bước chân xuống giường, làm thế nào để xếp mền cho thật gọn gàng và xếp nó thật ngăn nắp trên giường. Khởi đầu ngày mới bằng việc vận động nhẹ nhàng, giúp chúng ta vui vẻ và có tinh thần phấn khởi hơn. Một ngày mới bắt đầu hãy tập trung thực hiện những việc làm hằng ngày. Làm nó thật tỉ mỉ và cẩn thận.

Chánh niệm giúp chúng ta luôn tập trung vào việc mình đang làm, không để bản thân phải suy nghĩ quá nhiều chuyện cùng một lúc. Sống chánh niệm giúp con người ta sống trọn vẹn từng giây phút.

Tắm

Không sinh cũng không diệt

Không trước cũng không sau

Trao truyền và tiếp thọ

Pháp giới tính nhiệm mầu.

 

Mặc áo

Mặc áo trong tích môn

Trang nghiêm y chánh báo

Tịnh độ trong tầm tay

Nước non cùng sáng tạo.

buoc-toi-thanh-thoi-de-tam-an-yen-2

“Nên xem công việc là một cơ hội để tu tạo phước đức và phụng sự tăng bảo, nhờ đó mà ta chấp tác với một niềm vui. Không được ngồi không trong khi đại chúng làm việc. Không lánh công việc nặng tìm công việc nhẹ, không sanh nạnh hay so đo công việc. Hãy nhận lãnh công việc tùy theo sức lực và tài năng của mình. Nhận một trách nhiệm đại chúng giao phó, như tri xa, tri viên, tri khố… hãy đảm trách công việc hết lòng và đừng cho đó là một quyền hành.”

Phần thứ hai của cuốn sách ghi chép Mười giới Sa di

Mười giới Sa di là bản chất đích thực của một vị Sa di. Sống đúng theo mười giới này, vị Sa di chứng tỏ mình đã ly khai con đường trần lụy của thế gian và đang bước trên con đường thương yêu của các vị Bụt và Bồ Tát. Mười giới Sa di là biểu hiện cụ thể của nếp sống giải thoát và thương yêu ấy.

Giới bảo vệ sinh mạng

Sự sát hại gây ra đau khổ cho người khác con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc.

Để thực tập giới này chúng ta cần ý thức được rằng mọi loại đều biết sợ hãi, đau khổ vậy nên chúng ta cần nuôi dưỡng lòng từ bi trong mình.

Giới tôn trọng quyền tư hữu

Những việc như gây đau khổ cho người khác, lừa gạt, trộm cắp mang đến nhiều hệ lụy khác nhau, ý thức được việc ấy chúng ta học cách mang niềm vui đến mọi người và muôn loài.

Để thực tập được giới này chúng ta cần phải nuôi dưỡng tấm lòng lương thiện, sống giản dị, ít ham muốn và cống hiến nhiều hơn cho xã hội.

buoc-toi-thanh-thoi-de-tam-an-yen-3

Giới thực tập chánh ngữ và lắng nghe

Những khổ đau do lời nói do thiếu chánh niệm gây ra vậy nên chúng ta cần học theo các hạnh chánh ngữ và lắng nghe để hiểu và mang đến cho người khác niềm vui. Không nói những điều sai sự thật gây ảnh hưởng đến người khác. Chúng ta thực tập với tâm từ bi để hiểu được nỗi khổ đau và khó khăn của người khác.

Giới không vướng mắc vào các lối tiêu khiển trần tục

Chúng ta cần phải ý thức rằng những bộ phim, trò chơi giải trí thường làm mất thời gian của mình rất nhiều, tiết chế bản thân lại. Hãy học, hãy cống hiến và làm những việc có ích cho bản thân mình.

Hạnh phúc và chánh niệm

Bản chất của giới luật là chánh niệm. Giới là biểu hiện cụ thể của chánh niệm. Một ví dụ được tác giả đưa ra đó là ăn uống không cẩn thận sẽ gây khổ đau cho cơ thể. Nhờ chánh niệm chúng ta bắt đầu ý thức về việc ăn uống, ăn đúng cách để không gây đau khổ cho chính mình.

Chánh niệm là khi chúng ta ý thức về những gì đang xảy ra ở hiện tại. Khi đi chúng ta sẽ tập trung đi, khi ăn chỉ nghĩ đến mỗi việc ăn, không để tâm trí chứa đựng quá nhiều suy nghĩ cùng một lúc.

“Là người xuất gia, mỗi khi cần cất bước chân đi, ta nên thực tập thiền đi. Ta phối hợp hơi thở với bước chân. Thở vào, có thể bước hai hoặc ba bước, tùy theo nhu yếu của hai lá phổi. Thở ra cũng thế. Để tâm ý xuống lòng bàn chân, đi từng bước vững chãi, thực sự tiếp xúc với mặt đất. Ta đi thật tự nhiên; chánh niệm giúp ta đi an lạc và thảnh thơi như đi trong Tịnh độ. Ta có thể đi thiền nhiều lần trong một ngày, với tăng thân hay đi một mình.”

buoc-toi-thanh-thoi-de-tam-an-yen-4

Bước tới thảnh thơi còn ghi chép nghi thức tụng 10 giới

Dân Hương

Hương đốt, khói trầm xông ngát

Kết thành một đóa tường vâng

Đệ tử đem lòng thành kính

Cúng dường chư Bụt mười phương

Giới luật chuyên tì nghiêm mật

Công phu thiền định tinh cần

Tuệ giác hiện dần quả báu

Dâng thành một nén tâm hương

Chúng con kính dâng hương lên Bụt và chư vị Bồ Tát.

Trích đoạn hay trong sách

Nếu trong đời sống hằng ngày người xuất gia có hạnh phúc, nếu môi trường xuất gia thuận tiện thì ngày nào người xuất gia cũng nuôi lớn Bồ Đề Tâm của mình. Nếu tu mà có hạnh phúc, an ổn và thảnh thơi thì những dục lạc của thế gian không có đủ sức để làm cho người xuất gia xiêu đổ. Không có một thứ dục lạc nào ngoài thế gian có đủ sức mạnh hấp dẫn mình và kéo mình ra khỏi đời tu. Còn nếu ta đang thất bại trong chùa, nếu ta đang khổ đau với thầy với anh chị em tăng thân, nếu ta đang nghi ngờ và giận hờn anh chị em trong tăng thân, thì đó là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Người xuất gia trong trường hợp ấy sớm muộn gì cũng sẽ chấm dứt đời sống xuất gia của mình. Ta đã biết môi trường rất quan trọng.

buoc-toi-thanh-thoi-de-tam-an-yen-5

Người ta không thể ở một mình. Người ta không có thể tu học mà không có thầy, không có bạn. Người tu không thể chạy theo một cái ước muốn riêng, như đi học ở ngoài đời để cố thi đậu một cái bằng cấp. Nếu tôi không muốn các sư chú à các sư cô đi công tác Phật sự một mình, đó không phải là vì tôi nghi ngờ khả năng của sư chú hay của sư cô, cũng không có nghĩa là vì tôi không tin vào học trò của tôi, nhưng vì tôi biết rất rõ là khi được cùng đi với tăng ni thì sư cô hoặc sư chú sẽ vững mạnh hơn nhiều lắm.

Lời kết

Bước tới thảnh thơi – cuốn sách phù hợp với những ai đang muốn tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn, thực tập chánh niệm và đưa Phật Pháp vào đời sống hàng ngày của mình.

Xem thêm:

  • Review sách Muốn an được an – Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Top những cuốn sách hay nhất của thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Review sách Tâm tình với đất mẹ – Thiền sư Thích Nhất Hạnh
 

Nguồn: https://www.reader.com.vn/buoc-toi-thanh-thoi-de-tam-an-yen-thien-su-thich-nhat-hanh-a987.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *