Bạn đang xem bài viết Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
“Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con” có nghĩa là bố mẹ hiền lành thì đời con cháu được hưởng phước ấy.
Ca dao thuộc thể loại văn học dân gian gần gũi với người Việt Nam. Những câu ca dao ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng nhiều hình thức khác nhau như truyền miệng hay được viết rất nhiều ở trong sách vở. Ca dao dạy chúng ta cách đối nhân xử thế, các bài học cuộc sống thấm đậm triết lý nhân sinh sâu sắc.
Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con
Tình yêu thương của bố mẹ dành cho ta nó vĩ đại. Từ lúc chúng ta cất tiếng khóc chào đời cho đến khi chúng ta trưởng thành thì bố mẹ vẫn hướng về con cái, họ muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta. Ngay cả khi họ không còn trên đời, họ vẫn muốn chúng ta sống thật tốt và có một chút vốn liếng gì đó để tích lũy. Và không chỉ là của cải vật chất mà giá trị tinh thần như phước đức mà cha mẹ để lại cũng là điều mà con cái mong muốn nhất.
Thế hệ trước sống như thế nào thì thế hệ sau sẽ tiếp nối và hưởng những điều tốt đẹp ấy. Cha mẹ hành thiện, phước đức thì con cái sẽ được hưởng. Ngược lại, nếu cha mẹ có tâm địa độc ác làm những điều dối trá thì những đời sau đó con cái sẽ gặp vô vàn gian truân. Thế nên ông cha ta có câu “Phải sống tích đức cho con cháu đời sau” để mỗi người đều ý thức được việc mình đang làm, làm việc thiện mà không làm việc ác thì đời con cháu sau này mới có thể hưởng phúc từ đời ông bà, cha mẹ. Khi chúng ta sống lương thiện thì đây cũng là một tấm gương tốt cho con cháu noi theo.
Luật nhân quả không bỏ sót một ai
“Luật nhân quả là một học thuyết phổ biến nhất trong Phật giáo. Học thuyết này bắt nguồn từ Ấn Độ trước sự ra đời của Đức Phật. Tuy nhiên, chính Đức Phật đã giải thích và xây dựng luật nhân quả dưới hình thức hoàn chỉnh trong quá trình giảng dạy của Người.
Karma (Nghiệp) là một từ tiếng Phạn liên quan đến số phận và hành động. Tất cả hành động, lời nói, ý nghĩ có tác ý đều được gọi là nghiệp. Hầu hết nghiệp được tạo tác trên cơ sở của thân, khẩu và ý. Tất nhiên, cả ba nghiệp trên đều xuất phát từ ý niệm hay còn gọi là tâm.
Bạn phải chịu trách nhiệm cho những hành động của mình. Đó là luật nhân quả, một quy luật không thể phá hủy của vũ trụ. Bạn xứng đáng với mọi thứ xảy ra với bạn, dù tốt hay xấu.
Bạn là người xây dựng số phận cho bạn, hạnh phúc hay đau khổ.”
“Nhân quả đừng đợi đến rồi mới tin – Muôn kiếp nhân sinh”. Bạn có tin vào nhân quả không? Dù tin hay không thì chắc hẳn rằng chúng ta thường nghe mọi người nói rằng nếu ai làm việc ác sau này sẽ phải trả “nghiệp” còn nếu làm việc thiện sau này sẽ được đền đáp xứng đáng. Bạn cho đi điều gì thì sẽ nhận lại điều ấy, có thể hôm nay bạn làm hại người khác ngày mai bạn chưa gặp báo ứng nhưng chắc chắn rằng tháng sau hoặc có thể là vài năm sau bạn phải trả giá cho hành động ngày hôm nay của mình.
Nghiệp mà chúng ta phải gánh không đơn giản là những chuyện kinh thiên động địa như giết người, cướp của hay hãm hại ai đó,… mà chỉ cần bạn lừa dối người khác thì cũng được xem là nghiệp ác rồi. Và bất cứ ai trong chúng ta cũng đều phải trả giá cho những việc mình làm, không bằng cách này thì bằng cách khác. Luật nhân quả sẽ không bỏ sót một ai thế nên hãy sống lương thiện rồi ông trời sẽ đền đáp, nếu không thì bạn sẽ phải chịu hậu quả gánh nghiệp của mình khi làm những việc sai trái là rất nặng nề.
Sống là để cho đi để nhận lại nhiều hơn thế nữa.
Đã có rất nhiều minh chứng đời bố mẹ sống phước đức sang đời con cháu cũng được hưởng. Và khi đời bố mẹ làm nhiều điều sai trái thì đời con cái cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều. Suy nghĩ một cách thấu đáo thì khi chúng ta mang phước đức đến với thế giới này thì con cháu sau này sẽ học hỏi và tiếp nối những giá trị tốt đẹp đó của chúng ta. Và những câu chuyện bất hạnh cũng sẽ không còn xảy ra nhiều nữa. Mỗi một thế hệ đều lưu truyền những giá trị tốt đẹp ấy thì cuộc sống cũng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Mỗi khi bắt đầu làm việc gì đó bạn hãy nghĩ đến kết quả sẽ như thế nào, nó ảnh hưởng tới ai và ảnh hưởng ra sao? Để bản thân cẩn trọng hơn với những việc đại sự. Đừng để khi mọi chuyện không thể cứu vãn được nữa mới bắt đầu hối hận.
Trên đây là bài viết phân tích câu ca dao “Cây xanh thì lá cũng xanh, Cha mẹ hiền lành để đức cho con” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu ca dao trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!
Nguồn: https://www.reader.com.vn/cay-xanh-thi-la-cung-xanh-cha-me-hien-lanh-de-duc-cho-con-a672.html