Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Thạch Lam

Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Thạch Lam

Bạn đang xem bài viết Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Thạch Lam được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Thạch Lam là một trong những nhà văn nổi bật nhất trong văn học lãng mạn Việt Nam, một cây bút đặc biệt không thể trộn lẫn trong văn đàn Việt Nam, mang trong mình một phong cách văn cực kì lạ mà bất cứ nhà văn nào cũng phải công nhận đó là một hồn văn đậm chất thơ.

  • Những trích dẫn hay nhất trong sách văn học Việt Nam
  • Văn học cách mạng – Thời kỳ của một nền văn học vị con người
  • Không gian và thời gian nghệ thuật trong ca dao

Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Thạch Lam

Văn xuôi Thạch Lam có cách viết rất lạ, khi không được xây dựng theo cốt truyện mà được xây dựng theo tâm trạng của nhân vật trữ tình, tập trung nhiều vào khía cạnh tình cảm cũng như suy nghĩ của nhân vật và của tác giả. Tuy là nhà văn nổi bật trong văn học lãng mạn, nhưng tính hiện thực lại không mất trong hồn văn của Thạch Lam. Tất cả những tác phẩm của ông đều không tách rời hiện thực, ông là một nhà văn hiếm hoi tìm được chất lãng mạn ngay trong mảnh đất hiện thực cằn cỗi.

Nỗi đau đáu khôn nguôi về những phận đời nhỏ bé

Là một nhà văn của văn học cách mạng, tuy luôn luôn phản ánh hiện thực thông qua những tác phẩm của mình nhưng vẫn giữ những ảnh hưởng của văn học lãng mạn, đó là nỗi đau đáu khôn nguôi về những người bình thường, nhỏ bé, với những nỗi đau cũng mang chất tinh tế rất khó phát hiện của hồn người. Nếu những dòng văn của Nam Cao là những lưỡi dao sắc bén, những tiếng thét đau đớn như điên cuồng muốn đập tan cuộc đời khốn nạn; Nguyễn Công Hoan nhìn đời qua lăng kính của sự châm biếm, đấy xót xa và khinh miệt; Ngô Tất Tố chết chìm trong cái khổ đau không lối thoát thì Thạch Lam lại tập trung vào sự bế tắc của ước mơ, sự héo mòn của tâm hồn con người. Không mạnh mẽ đả kích, hiện thực trong Thạch Lam buồn hiu hắt bởi cái nhàm chán lặp đi lại của cuộc đời. Không tập trung nhiều vào cái đói, cái mặc, Thạch Lam chủ yếu phản ánh sự nghèo nàn của đời sống tinh thần. Nhân vật chính trong các tác phẩm là nhân vật trẻ tuổi, đang mang trong mình hoài bão ước mơ cao cả, với những lý tưởng rộng lớn mong muốn được trải nghiệm những cuộc sống khác nhau. Tuổi trẻ thích sôi động, náo nhiệt nhưng họ lại bị nhốt trong chiếc lồng nhàm chán, lặp lại không có chút sinh khí. Đôi khi là vùng nông thôn tẻ nhạt, chỉ tồn tại những con người không có ước mơ, hoặc có nhưng đã không còn mong thực hiện. Đôi khi là phòng trọ ngột ngạt, tù túng, những con người tuy không còn quan tâm đến đời sống vật chất, nhưng lại không thể vượt qua nỗi cô độc của tâm hồn.

Nhìn chung, hiện thực trong tác phẩm Thạch Lam được khắc họa qua tâm lý nhân vật, nổi bật là hiện thực tù túng, nhàm chán. Điều này được thể hiện rất rõ qua tác phẩm Hai đứa trẻ, tác phẩm khắc họa vùng nông thôn tẻ nhạt, không ước mơ, không hi vọng, nơi đó tồn tại những kiếp người tàn, những kiếp sống mòn, tàn tạ, bế tắc và tuyệt vọng. Hiện thực của Thạch Lam là hiện thực buồn leo lắt, không phải là đường cùng nhưng không vì thế mà không ám ảnh.

Nỗ lực phản ánh cuộc sống theo hướng lãng mạn

Vì là một nhà văn thuộc phong trào văn học lãng mạn, Thạch Lam ít nhiều có cách nhìn hiện thực theo phong cách riêng, đậm chất thơ trữ tình lãng mạn. Vì vậy, hiện thực trong Thạch Lam không chỉ có những kiếp người tàn, cuộc sống một màu nhàm chán mà cũng có rất nhiều màu sắc tươi vui, Thạch Lam luôn biết cách ngược về quá khứ để đi tìm lại nét đẹp của cuộc sống và của chính con người. Ông tin rằng với tình thương, hi vọng cuộc sống sẽ chuyển biến theo hướng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, ông có những câu văn rất lãng mạn khi miêu tả về cuộc sống hàng ngày, qua lăng kính của ông, cuộc sống dường như cũng là bản tình ca khá đẹp, lâu lâu điểm xuyết một vài nốt trầm. Ông coi trọng tuổi thơ và những giá trị tinh thần cao cả. Qua đó, làm nổi bật hiện thực rằng đôi khi người ta quên đi mất làng quê yên bình vốn đã tồn tại trong kí ức.

Điều này được thể hiện rõ qua tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan”:

“Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng.” Bóng hoàng lan đây là bóng mát cuối cùng của thời quá khứ. Một chốn bình yên và thong thả cho người bộ hành trẻ tuổi trên dọc đường đời. Đây là tác phẩm cho thấy cách khai thác hiện thực rất khác so với những nhà văn cùng thời.

Chất hiện thực không mất trong những tác phẩm văn học lãng mạn

Văn học lãng mạn là một thuật ngữ có vẻ trái ngược với văn học hiện thực , nhưng thực chất, hai phong trào văn học này có sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong hiện thực có lãng mạn, trong lãng mạn lại không vắng bóng hiện thực. Tác phẩm của Thạch Lam cũng không nằm ngoài quy luật văn học đó. Không quá khi nói rằng mỗi tác phẩm của Thạch Lam là “ một bài thơ trữ tình đầy xót thương”. Nhà văn vẫn phản ánh hiện thực cuộc sống bằng con mắt chân thực nhất, không tô vẽ, những con người vật lộn mưu sinh, cơm áo ghì sát đất, những cuộc đời ngày ngày phải chiến đấu với cái đói và bị nó đánh gục. Khi viết về đề tài này, văn của Thạch Lam thật và đau đớn không kém gì Nam Cao – nhà văn theo chủ nghĩa hiện thực phê phán. Ông nhìn thấy tồn tại trong cuộc đời bóng hình của sự tuyệt vọng, tình cảnh nước mất, nhà tan được nhà văn lột tả chân thực thông qua cuộc đời của những nhân vật. 

Hiện thực này được thể hiện rõ qua tác phẩm “Nhà mẹ Lê”. Nhà mẹ Lê” cũng là một truyện ngắn, ít tình tiết, ít mâu thuẫn. chuyện chỉ kể quang cảnh sinh hoạt của một xóm trọ tồi tàn, rách nát mà chú ý nhiều đến mẹ Lê. Đó là những mảnh đời nhỏ nhoi, hạnh phúc khi có được một bữa cơm no nê sum vầy, Nhưng niềm hạnh phúc đó có kéo dài được bao lâu bởi cái nghèo đã bám lấy họ từ khi sinh ra đến năm đói rét không có người mua kẻ bán, mùa màng kém đi. Nhà mẹ Lê vừa đói vừa rét khiến bà phải đi xin gạo, nhưng thật đau đớn khi gạo thì không xin được mà bà phải chết do chó cắn, bỏ lại bầy con nheo nhóc, nhỏ bé nơi căn lều rách nát, tồi tàn ấy. Cái nghèo ám ảnh trong từng con chữ, con người vạ vật để mưu sinh nhưng vẫn không thể thoát nổi kiếp nghèo của mình.

Nhà văn Thạch Lam nổi tiếng với cách viết văn đậm chất thơ không theo cốt truyện, song ông không bao giờ quá sa đà vào lãng mạn và quên đi hiện thực. Tôn vinh hiện thực và không bao giờ chối bỏ những xấu xa của nó, đây là điểm khác biệt trong phong cách của Thạch Lam.

Thảo Nguyên

Nguồn: https://www.reader.com.vn/gia-tri-hien-thuc-trong-cac-tac-pham-cua-thach-lam-a437.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *