Giải thích thành ngữ Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh

Giải thích thành ngữ Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh

Bạn đang xem bài viết Giải thích thành ngữ Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

“Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh” dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, phiêu giạt, long đong vất vả nhiều phen.

Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh

Thành ngữ ba chìm bảy nổi dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, phiêu giạt, long đong vất vả nhiều phen: “Cái con người hai mươi chín mới nói chuyện vợ con đã ba chìm bảy nổi vì nghèo khổ” (Nguyễn Thế Phương, “Đi bước nữa”).

Sở dĩ có được nghĩa này là do chúng được cấu tạo bằng cách đan xen hai tổ hợp ba bảy và chìm nổi.

Chìm và nổi là hai động từ trái nghĩa nhau “chuyển từ mặt nước xuống dưới sâu” (chìm) và “chuyển từ dưới sâu lên trên mặt nước” (nổi). Từ chỗ biểu thị tính liên tục của hành động hết chìm lại nổi… tổ hợp dùng để chỉ sự gian truân, vất vả của một người nào đó, vừa qua khỏi điều không may này, lại gặp phải sự éo le trắc trở khác: Cuộc đời chìm nổi.

Ba và bảy là hai số đếm. Khi tham gia tổ hợp, chúng biểu tượng số lượng không phải một, cũng không phải ba hay bảy cụ thể, mà là nhiều: Có ba bảy cách làm; Thương anh ba bảy đường thương. Khi dùng đan xen vào các tổ hợp khác, ba bảy thường được tách ra theo kiểu như ba lo bảy liệu (lo liệu nhiều), ba lần bảy lượt (nhiều lần), ba dây bảy mối (nhiều lo)…

Ba chìm bảy nổi còn có thể nói thành bảy nổi ba chìm hoặc là ba chìm bảy nổi chín (sáu) lênh đênh.

Giải thích thành ngữ Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh
Giải thích thành ngữ Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh

Khó khăn là một phần tất yếu trong cuộc sống

Khi còn là học sinh chúng ta bị áp lực bởi những con điểm, bài tập trên lớp, bài tập về nhà đủ mọi thứ. Đến khi trưởng thành hơn một chút trở thành sinh viên đại học bắt đầu cuộc sống xa nhà, giờ đây mọi thứ đều phải tự lo. Đến khi ra trường lại lao vào công việc, nghĩ đến cơm áo gạo tiền liền thấy áp lực. Ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời cũng đều có khó khăn và áp lực, kể cả là một đứa học sinh cấp một, đôi khi chúng cũng cảm thấy cuộc đời này quá khó khăn với chúng rồi. Điều quan trọng là tất cả chúng ta làm quen và vượt qua khó khăn. Mỗi lần gặp khó khăn hãy xem đó như một bài toán đơn giản mà tất cả chúng ta đều bắt buộc phải hoàn thành. Lấy động lực để vượt qua khó khăn, sau đó sẽ là món quà mà thượng đế an bài cho chúng ta.

Những cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống

1. Nghĩ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống

Khi rơi vào trạng thái chán nản không muốn tiếp tục cố gắng hãy nghĩ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống, nó có thể là một quá khứ rất tươi đẹp của bạn. Bạn đã từng cố gắng đến kiệt sức, đã từng không sợ trời, không sợ đất vậy nên hiện tại bạn cũng cần phải lấy được thần thái như ngày xưa.

2. Thích ứng với những tình huống xấu nhất

Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ ập đến, đó là rủi ro và biến cố là điều không thể tránh khỏi. Thế nên bạn cần phải chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng trong mọi hoàn cảnh. Khi bạn có của ăn của để đừng tiêu xài một cách phung phí, hãy cất tiết kiệm một ít để khi cần còn có cái mà ứng biến.

3. Nói với bản thân rằng: “Mình có thể làm được!”

Đừng bao giờ cũng nghĩ rằng mình không làm được, hãy tự tin và nói với bản thân rằng: “Mình có thể làm được!”. Bạn phải tin tưởng chính bản thân mình thì mới thành công được, đừng so sánh mình với bất cứ ai. Bạn chỉ cần là bạn, một người luôn nỗ lực không ngừng và có thể đứng lên sau thất bại.

4. Chấp nhận thực tại thay vì than vãn

Chìa khóa của thành công chính là trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào chúng ta cũng không bỏ cuộc. Chuyện gì rồi cũng sẽ có cách giải quyết nếu bạn tin tưởng vào bản thân và tìm hướng giải quyết. Than vãn sẽ không thể giúp bạn vượt qua được khó khăn thế nên hãy mạnh mẽ lên.

5. Xem khó khăn như một cơ hội

Trên con đường thành công luôn có những khó khăn nhất định và bất kể ai cũng không thể tránh khỏi, những lúc gặp khó khăn hãy xem đó như một cơ hội để rèn ý chí kiên cường của bạn. Đừng vội vàng bỏ cuộc bởi khi bạn đối diện với nó và vượt qua nó thì bạn sẽ cảm thấy mình mạnh mẽ và trưởng thành hơn rất nhiều. Khó khăn sẽ đem lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội thế nên hãy đối diện với nó, đừng chạy trốn.

Lời kết

Con người sống trên đời nhất định không thể để khó khăn khuất phục, mỗi lần muốn bỏ cuộc hãy nghĩ đến những công sức bạn bỏ ra, đó là ngày đêm làm việc, bạn sẽ không dễ dàng từ bỏ có đúng không? Hy vọng tất cả chúng ta đều có thể kiên trì đến cuối cùng.

Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ “Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/giai-thich-thanh-ngu-ba-chim-bay-noi-chin-lenh-denh-a678.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *