Bạn đang xem bài viết Há miệng mắc quai được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
“Há miệng mắc quai” trong trường hợp lỡ nhận hối lộ của ai đó thế nên người này khó có thể nói ra những sai trái của họ.
– Giải thích từ: “quai”: quai hàm
– Nghĩa đen: Đang ăn mà nói chuyện thì dễ “mắc quai”, khó nói.
– Nghĩa bóng:
1. Hành vi né tránh, không dám nói ra khuyết điểm của người khác vì sợ đụng đến khuyết điểm của mình.
2. Đã ăn hối lộ của người ta thì không thể nói xấu về người ta được.
Há miệng mắc quai
Với thành ngữ này, nói chung, người ta chỉ còn “vướng”, không hiểu chữ quai có nghĩa gì? Trong cách giải nghĩa còn nhiều ý kiến khác nhau.
Nhiều người xem thành ngữ há miệng mắc quai vốn được bắt nguồn từ việc quan sát vật hoặc con vật xung quanh, sau đó mới dùng vật để ví với người. Theo hướng này, từ quai có hai cách lý giải khác nhau. Thứ nhất, quai được xem là các loại dây buộc ở miệng một số đồ dùng như giỏ, gùi… Vì sát cạnh miệng lại dây rợ lòng thòng nữa nên khi mở nắp, mở miệng các vật này thì để bị mắc quai. Sự lòng thòng của quai có thể có tính biểu trưng về bản thân sự khuyết điểm, sự mắc mớ, ràng buộc. Thứ hai, quai được xem là từ rút gọn của từ quai thiếc hay hàm thiếc ở miệng con ngựa. Mỗi khi ngựa định mở miệng thì bị quai thiếc ghì chặt thêm, siết lại mạnh hơn. Quả thật, cách hiểu như trên cũng có những cơ sở nhất định. Tuy nhiên, để thuyết phục hơn bắt buộc người giải thích phải có thêm cứ liệu và cách biện minh chắc chắn hơn nữa.
Một số người lại giải thích theo một hướng khác. Theo hướng này thì thành ngữ há miệng mắc quai gắn liền với việc ăn nói của con người. Miệng trong tiếng Việt được biểu trưng cho cả hoạt động nói năng và ăn uống nói chung. Còn quai là từ rút gọn của từ quai hàm, một loại xương gắn liền với hàm, điều khiển hoạt động ăn nói của con người. Việc ăn uống của con người ta được liên hệ chặt chẽ với nhau qua sự điều phối nhịp nhàng của quai hàm. Khi ăn, quai hoạt động theo cách riêng, ngược lại khi nói, quai cũng điều khiển và hoạt động theo cách riêng phù hợp với nói. Vậy, khi ăn mà nói là bị “trái giò” và đương nhiên là khó nói, là “mắc quai”. Đấy là chưa kể mắc cả miếng ăn ở trong miệng nữa! Chính nhờ cái lôgích này mà thành ngữ há miệng mắc quai thoạt tiên được hình thành, nghĩa của nó không chỉ gắn liền với cả việc ăn cụ thể đồ này thức kia mà còn là ăn hối lộ, ăn đút lót. Cái lôgích để hình thành ý nghĩa này là đã ăn (của người ta) thì không thể nói gì (về chuyện xấu của người ta) được nữa.
Từ ý nghĩ ban đầu này, dần dần thành ngữ há miệng mắc quai được mở rộng ra để chỉ những người do mắc khuyết điểm, hay hành động thái quá dẫn đến hậu quả không nói được người khác nữa, nói người là đụng chạm đến bản thân mình. Trong trường hợp này quai được hiểu theo nghĩa biểu trưng là “cái níu giữ, khiến không cho nói ra sự thật về ai đó”. Như vậy, dẫu có cái quai cụ thể hay cái quai vô hình thì nó đều có sức nặng và sức mạnh ghê gớm. Nó có thể trói buộc chân lý và lẽ công bằng ở đời, nó có thể làm người ta đánh mất mình. Ngày nay, khi mà bả vinh hao phú quý đang giăng bẫy khắp nơi, khi mà nạn ô dù và hối lộ đang còn trong xã hội, thì câu thành ngữ há miệng mắc quai âu cũng là một lời răn, lời cảnh tỉnh đối với mọi người.
Đừng để đồng tiền làm mờ con mắt
Tiền bạc đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó đem lại cho chúng ta một cuộc sống đầy đủ vật chất. Thực tế tiền cũng có những mặt trái, cũng chính vì ham mê cuộc sống giàu sang, hào nhoáng mà nhiều kẻ đã bất chấp, không quan tâm đến luân thường đạo lý cứ như thế kiếm tiền bất chấp. Chúng ta không thể phủ nhận sự quan trọng của tiền bạc thế nhưng cũng đừng vì thế mà đánh mất bản thân, làm hại đến nhiều người. “Nhân quả đừng đợi thấy mới tin, nhân quả là bản chỉ đường hướng con người tìm về thiện lương. – Trích dẫn Muôn kiếp nhân sinh” Luật nhân quả không bỏ sót một ai, thế nên khi làm những việc sai trái sau này bạn sẽ phải trả giá rất đắt. Hãy trở thành một người chính trực, ngay thẳng và làm những điều thiện để tích đức cho con cháu sau này. Đừng trở thành một kẻ bị tiền làm mờ con mắt.
Khi thấy một người làm những việc sai trái hãy thẳng thắn lên tiếng, đừng vì một vài đồng tiền của họ mà che giấu sự thật. Hãy nhớ rằng công lý sẽ chiến thắng tất cả, bạn có thể che giấu sự thật đó một ngày, một tháng, một năm nhưng không thể che giấu nó cả đời.
Lời kết
Giống như một lời răn đe với chúng ta, câu thành ngữ này dạy chúng ta cần phải chí công vô tư (có nghĩa là luôn chính trực, không thiên vị, tư lợi trong mọi hành động, công việc). Không vì một chút tiền bạc, danh lợi mà biến mình trở thành một người ham hư vinh và làm những việc sai trái gây ảnh hưởng đến nhiều người khác.
Trên đây là bài viết phân tích thànhngữ “Há miệng mắc quai” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!
Nguồn: https://www.reader.com.vn/ha-mieng-mac-quai-a710.html