Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng

Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng

Bạn đang xem bài viết Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Bài ca dao ý muốn thể hiện mối quan hệ giữa mẹ ghẻ và con chồng khó mà hòa hợp.

Mấy đời bánh đúc có xương

Bánh đúc được làm bằng bột gạo hoặc bột năng, kèm với các loại nhân nhưng không có xương ở bên trong, theo người xưa không dễ gì để tìm ra xương trong một chiếc bánh đúc. Cũng giống như mối quan hệ của mẹ ghẻ và con chồng sẽ không bao giờ hòa thuận.

Xuất hiện trong những thước phim hay truyện cổ tích, các bà mẹ ghẻ lúc nào cũng đáng sợ với thủ đoạn tàn ác của mình với con của chồng.

Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng

Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng

Khi cuộc hôn nhân tan vỡ, người bố đi thêm bước nữa. Khi đón mẹ ghẻ về ở với con, theo một lẽ thường tình họ không thương con vì đó không phải là giọt máu của họ. Thế nhưng không vì thế mà họ được đối xử tệ bạc với con của chồng. Khi sự ích kỷ cùng lòng ghen ghét nổi dậy người mẹ ghẻ có thể làm bất cứ chuyện gì tàn nhẫn với con của chồng mặc dù đứa bé ấy không có tội.

Không cần phải tìm kiếm đâu xa xôi trên báo chí hay sách vở mà ở ngoài đời thường chúng ta gặp rất nhiều cảnh mẹ ghẻ đánh đập, hành hạ con chồng dã man chỉ đến khi bị dư luận phanh phui thì những hiện tượng ấy mới được dừng lại.

Bố mẹ ly hôn nhau khiến cho con cái chịu rất nhiều tổn thương, khi vết thương ấy chưa kịp lành, những đứa trẻ ngây thơ chỉ muốn nhận được tình yêu thương từ người lớn, ở cái tuổi “Ăn chưa no lo chưa tới” chúng đã chịu rất nhiều thương tổn từ vết thương trong tâm hồn lẫn thể xác.

Truyện cổ tích Tấm Cám

Truyện kể về hai nhân vật chính là cô Tấm và Cám. Tấm hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng. Cám thì lười biếng, được cưng chiều. Vì bố mất sớm nên Tấm phải ở cùng với người dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử bất công và cực nhọc. Một lần Tấm và Cám đi bắt tép, ai bắt được nhiều tép hơn sẽ được thưởng. Cám lừa Tấm lên bờ rồi chút hết tép trong giỏ của Tấm vào giỏ mình. Trong giỏ của Tấm chỉ còn lại một con cá bống. Tấm khóc nức nở và được Bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẽ giúp đỡ. Đến ngày hội làng, khi đi xem hội Tấm lỡ đánh rơi một chiếc giày và được nhà vua nhặt được. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm hoàng hậu. Tấm đi vừa chiếc giày và trở thành hoàng hậu. Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị. Một lần Tấm về giỗ cha, nàng trèo lên hái cau thì mẹ con Cám chặt cây cau và hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám vào cung tiến cung. Tấm nhiều lần hóa thân biến thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ. Nhờ miếng trầu têm mà vua nhận ra Tấm. Nàng trở lại làm hoàng hậu. Mẹ con Cám chết.

Truyện cổ tích Tấm Cám là một minh chứng cho chuyện mẹ ghẻ không yêu thương con chồng, người mẹ ghẻ luôn tìm cách gây khó dễ cho Tấm, thậm chí là nghĩ cách hãm hại Tấm rất tàn độc thế nhưng kết quả cho kẻ sống tàn ác rất thê thảm. Luật nhân quả không bỏ sót một ai thế nên sống sai trái ắt sẽ bị trời phạt.

Cuộc sống vẫn còn rất nhiều tốt đẹp

Cuộc sống vẫn còn rất nhiều tốt đẹp

Bài ca dao “Mấy đời bánh đúc có xương mấy đời mẹ ghẻ yêu thương con chồng” nói rất đúng thực tế của ngày nay khi nạn hành hung, bạo hành trẻ em vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống. Hàng ngày chúng ta vẫn theo dõi trên báo đài rất nhiều vụ án thương tâm đã xảy ra. Chỉ đến khi đứa trẻ không còn giữ được tính mạng mới bắt đầu phát giác.

Có nhiều người còn tàn nhẫn bỏ rơi con của mình khi vừa mới sinh ra cũng có người không yêu thương con bằng nhiều cách giáo dục sai trái. Bánh đúc đúng là khó tìm thấy xương và mẹ ghẻ thì khó có thể yêu thương một đứa con xa lạ. Thế nhưng trong xã hội ngày nay vẫn không thiếu những tình thương từ người mẹ dành cho đứa con xa lạ.

Ở ngoài kia vẫn không thiếu những bà mẹ ghẻ yêu thương con chồng hết mực, vì dù sao đó cũng là một sinh mạng mà còn mang giọt máu của chồng mình thế nên các bà mẹ cần có cái nhìn bao dung. Con trẻ không có tội và đứa trẻ nào cũng xứng đáng được yêu thương giống nhau.

Lời kết

Con cái không có lỗi và đứa trẻ nào cũng cần được yêu thương, chăm sóc và lớn lên trong môi trường lành mạnh để các con có tương lai tốt đẹp hơn. Vậy nên hãy yêu thương trẻ để các em có thể hạnh phúc và trở thành người có ích cho xã hội.

Trên đây là bài viết phân tích bài ca dao “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ bài ca dao trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/may-doi-banh-duc-co-xuong-may-doi-me-ghe-ma-thuong-con-chong-a759.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *