Bạn đang xem bài viết Hình ảnh ông Bụt trong truyện cổ tích thể hiện thế giới quan nào? được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
Trong các câu chuyện cổ tích, mỗi nhân vật sẽ có người thương kẻ ghét và cho các bạn đọc một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Tuy nhiên lại có một nhân vật mà hầu hết ai cũng thích đặc biệt là các em nhỏ, đó chính là ông Bụt. Có thể nói ông Bụt đại diện cho sự công bằng trong xã hội, ông luôn xuất hiện để giúp đỡ cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa. Và bạn có từng thắc mắc rằng hình ảnh ông Bụt trong truyện thể hiện ở thế giới quan nào chưa? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu thêm về ông Bụt.
1. Hình ảnh ông Bụt thể hiện ở thế giới quan nào?
Theo miêu tả trong các truyện cổ tích, ông Bụt thường xuất hiện với hình dáng là một ông lão, râu tóc bạc phơ, vầng trán cao rộng, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tưới, dáng điệu khoan thai. Trên tay của ông thường cầm một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản hơn chỉ là một thanh trúc vàng óng ả cùng với những câu thần chú kì diệu. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng huyền ảo màu sắc và khắp người ông tỏa ra những vần hào quang chói lòa như chiếu những tia hi vọng cho những con người bất hạnh. Ông Bụt chỉ xuất hiện khi một người tốt đang cần được giúp đỡ. Khi nhân vật chính trong truyện cảm thấy tuyệt vọng nhất thì ông Bụt chính là nơi cuối cùng để họ bám víu vào. Đau đớn trước số phận của bản thân mình, nên họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.
Ông Bụt không chỉ là một nhân vật giúp đỡ người nghèo, người tốt bụng mà còn là nhân vật đại diện cho sự công bằng. Trước những kẻ xấu xa, độc ác và thủ đoạn ông sẽ thẳng tay trừng trị. Còn đối với những người sống tốt, hiền lành thì lại được đền đáp xứng đáng nhất. Cũng chính vì thế mà hình ảnh ông Bụt trong các câu chuyện cổ tích được nhận định là thể hiện thế giới quan thần thoại. Bởi vì ông Bụt là một nhân vật không hề có thật, hình tượng ấy được tạo nên bởi niềm tin của con người vào một cuộc sống tốt đẹp. Ông Bụt cũng là một nhân vật mang đậm tính tín ngưỡng, do đó ông Bụt thuộc thế giới quan thần thoại.
2. Ông Bụt trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam
Ông Bụt chính là hiện thân của những phép thuật và là người biến mong ước trở thành hiện thực. Trong câu chuyện “Tấm Cám”, ông Bụt đã xuất hiện rất nhiều lần, mở rộng tình thương che chở cho cô Tấm hiền lành, tội nghiệp. Bụt đã bày cho Tấm nuôi con cá bống để cho đời Tấm đỡ cô quạnh hơn. Nào ngờ cá bống lại bị mẹ con mụ dì ghẻ giết chết, Tấm chỉ biết khóc thương cho cá bống. Rồi Bụt lại xuất hiện bày cho Tấm mang xương bống chôn vào hũ để ở bốn góc giường, để sau này xương sẽ biến thành quần áo, giày dép đẹp cho Tấm mặc đi dự hội. Đến khi Tấm trở thành vợ của vua thì bị Cám hại chết. Bụt lại hóa phép cho Tấm biến thành chim, thành cây xoan đào, thành quả thị thơm tho, thành một cô gái xinh đẹp biết têm trầu cánh phượng. Tấm chết đi, sống lại nhiều lần, thay đổi nhiều kiếp. Phép màu của ông Bụt đã làm cho Tấm biến hóa thành nhiều hình dạng khác nhau nhưng dù mang hình hài nào đi nữa thì vẫn là một cô Tấm xinh đẹp, nết na, trường tồn, bất diệt và cái kết cuối cùng cho cô Tấm chính là được sống hạnh phúc mãi mãi bên nhà vua.
Ông Bụt còn xuất hiện trong truyện “Cây tre trăm đốt”. Anh chàng Khoai trong câu chuyện đã gặp được Bụt giữa rừng sâu và ông đã trao cho anh một câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” để giúp anh tạo ra cây tre trăm đốt. Chẳng cần vàng ngọc làm sính lễ chỉ cần với câu thần chú ấy, anh Khoai cần cù, chất phát đã lấy được con gái phú ông làm vợ. Ông Bụt đã giúp làm thay đổi cuộc đời của anh Khoai, ông đã đến cho anh nhiều hạnh phúc. Anh Khoai chưa kịp cảm ơn thì ông Bụt đã quay người hóa thân thành làn khói trắng và dần biến mất.
Ông Bụt còn xuất hiện trong nhiều truyện cố tích Việt Nam khác nữa. Hình ảnh ông Bụt vốn dĩ chỉ là một nhân vật hư cấu, nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các câu chuyện cổ tích xưa và mang tính giáo dục nói lên những lời răn dạy luân lý, gắn liền với đời sống vật chất và tình thần nhằm giúp con người nhìn thấy được thực tiễn trong lối sống và cách đối nhân xử thế theo đạo lý sống của ông bà tổ tiên chúng ta. Tuy ông Bụt không phải là một vị thần thánh được người dân Việt thờ phụng, nhưng trong lòng người ta vẫn tin rằng, ông Bụt luôn luôn là vị cứu tinh của cuộc đời họ, trong lúc đang gặp bất công, đau khổ đầy ải, hay không còn cách nào giải quyết được khó khăn. Ông Bụt xưa nay vẫn thế, ông luôn giúp đỡ mọi người nhưng lại chẳng bao giờ đòi trả ơn, Bụt liền biến mất khi nhìn thấy người được giúp đỡ đã đạt được ước mơ và sống hạnh phúc.
Hình tượng ông Bụt không chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích, trong văn hóa dân gian Việt Nam, mà ông còn xuất hiện trong ca dao, tục ngữ với ý nghĩa tương tự như thế. Từ những gì ông Bụt đối xử với các nhân vật trong truyện, các bạn đọc có thể học được cách đối nhân xử thế, học về tình thương người, chỉ cần sống tốt, hiền lành và luôn luôn biết giúp đỡ những người khó khăn hơn mình thì chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng. Còn những người sống ích kỉ, không biết chia sẻ với những người khốn khổ xung quanh mình, độc ác, luôn toan tính hại người thì một ngày nào đó sẽ bị trừng phạt và nhận trái đắng.
Nhân vật ông Bụt đã tạo nên yếu tố hoang đường trong cổ tích, đem đến cho tuổi thơ chúng ta nhiều say mê khi đọc các câu chuyện cổ tích. Vẫn có rất nhiều các bạn nhỏ kể cả người lớn sau khi đọc xong truyện cổ tích thì lại mơ ước được gặp ông Bụt một lần để ông có thể giúp các bé thực hiện những ước mơ dù biết đó chỉ là một nhân vật hư cấu.
Nguồn: https://www.reader.com.vn/hinh-anh-ong-but-trong-truyen-co-tich-the-hien-the-gioi-quan-nao-a633.html