Đàn gảy tai trâu

Đàn gảy tai trâu

Bạn đang xem bài viết Đàn gảy tai trâu được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Câu thành ngữ “Đàn gảy tai trâu” có nghĩa là khi chúng ta đưa lời khuyên cho người không muốn lắng nghe thì cũng bằng thừa.

dan-gay-tai-trau

Đàn gảy tai trâu

Câu thành ngữ này xuất phát từ một câu chuyện có thật ở thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Thời đó, có một nhạc sĩ tên là Công Minh Nghi nổi tiếng chơi đàn hay, không một vị khán giả nào mà không bị tiếng đàn của ông chinh phục. Vào một ngày đẹp trời, ông đem đàn lên một ngọn đồi định vừa thưởng hoa, ngắm gió vừa đàn một khúc nhạc. Tại đây, ông nhìn thấy một “thính giả may mắn” là một con trâu đang gặm cỏ và quyết định thiết đãi nó một khúc thật hay.

Ông ngồi xuống và chơi một bản nhạc xúc động nhất. Khi âm thanh của nốt nhạc cuối cùng nhỏ dần rồi kết thúc, ông ngước lên với vẻ khoan khoái hài lòng… nhưng chỉ thấy chú trâu đứng đó không có bất kỳ phản ứng gì. Ông lấy làm lạ, thế là ông thử đánh một bài khác. Sau khi bản nhạc thứ hai kết thúc, chú trâu vẫn tiếp tục gặm cỏ như không có chuyện gì xảy ra.

Vô cùng tức giận, ông bắt đầu đập mạnh tay và gảy đàn một cách ngẫu hứng, tạo nên những rung động mạnh. Cuối cùng con trâu đã chú ý tới ông. Nhưng trước sự kinh ngạc của ông, con trâu dừng gặm cỏ và chỉ thờ ơ ngước mắt tìm đàn chim ó vừa cất tiếng kêu. Ngay lúc đó, ông mới nhận ra việc mình quá đỗi rảnh rỗi khi đem thứ âm nhạc rung động lòng người cho một “kẻ” không biết thưởng thức.

Nghĩa đen: Trâu thì không biết nghe đàn nên nếu chúng ta đem đàn đến gảy cho trâu nghe thì sẽ tốn công phí sức.

Nghĩa bóng: Nói với những người không muốn tiếp thu thì sẽ bằng thừa thế nên đôi khi lời khuyên của chúng ta là tốt nhưng đối phương không muốn nghe.

Câu thành ngữ này có ý muốn nói khi chúng ta đưa ra lời khuyên cho ai đó cũng nên cân nhắc vì chưa chắc đối phương đã muốn lắng nghe để thay đổi. Đôi khi lời nói của bạn cũng giống như “Đàn gảy tai trâu” vậy, họ không bận tâm. Thế nên mọi lời khuyên giống như gió bay.

Một số câu thành ngữ có nghĩa tương tự: Nước đổ đầu vịt, Nước đổ lá khoai.

Mỗi người một tính cách

Chúng ta được sống ở môi trường khác nhau thế nên cách suy nghĩ của chúng ta cũng không giống nhau. Có người cho rằng kiếm nhiều tiền là tốt cũng có người chỉ muốn kiếm một số tiền vừa đủ và sống một cuộc đời an phận. Những người có quan điểm sống khác nhau thường hay tranh cãi  với nhau, mỗi người đều có lý lẽ riêng của họ. Suy cho cùng mỗi người một cuộc sống, chúng ta không thể soi mói hay phán xét người khác. Thế nên hãy tôn trọng sự khác biệt từ người khác, nếu họ không cùng quan điểm sống với bạn thì cho dù bạn có nói nhiều như thế nào cũng giống như “Đàn gảy tai trâu” mà thôi.

Lắng nghe và tiếp thu có chọn lọc

Mỗi người một hoàn cảnh sống khác nhau thế nên cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống cũng không giống nhau. Bạn chẳng thể hiểu được người khác nếu chưa từng trải qua cảm giác giống họ, thế nên suy cho cùng bạn hãy tôn trọng sự khác biệt của người khác. Chúng ta nhận được vô vàn lời khuyên thế nhưng không phải tất cả lời khuyên đều phù hợp với bạn. Chúng ta cần phải nhìn nhận sự việc một cách sâu sắc, lắng nghe là tốt nhưng có tiếp thu nó hay không thì cần sự chọn lọc kĩ càng.

Lời khuyên cần đúng lúc và đúng người

Khi thấy một người lầm đường lạc lối chúng ta cần đưa ra lời khuyên cho họ một cách khéo léo, đừng áp đặt lên người khác như vậy họ sẽ cảm thấy khó chịu. Khi một người cần nhận lời khuyên là khi họ đang hoang mang thế nên chẳng ai muốn lắng nghe những lời dạy đời. Lời khuyên cần phải đúng đối tượng, mỗi người trải qua hoàn cảnh khác nhau thế nên cảm nhận của họ khác nhau thế nên chúng ta đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên bất cứ ai khác.

Đừng chạy theo số đông

Có nhiều người vì thấy số đông làm khác liền cảm thấy hoang mang vì bản thân mình không giống với người khác, thực tế bạn chỉ cần làm những gì bạn thích. Còn ý kiến hay cách làm của người khác chỉ để tham khảo mà thôi. Quan trọng là cách làm đó có phù hợp với bạn hay không? Tất cả chỉ là tham khảo vậy nên bạn cần phải đi theo tiếng gọi của con tim. Lời nói là của người khác nhưng cuộc sống này là của bạn, vậy nên đừng sống theo cách của người khác. Bạn nói xem, cuộc sống này ngắn như thế chúng ta mải chạy theo những cách nghĩ của người khác có phải quá mệt mỏi không? Sống theo cách mà bạn yêu thích, mặc những bộ đồ mà bạn cho là phù hợp với bản thân mình. Suy cho cùng, sống vì bản thân chính là cách tốt nhất để chúng ta tận hưởng cuộc sống đúng nghĩa.

Lời kết

Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ “Đàn gảy tai trâu” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/dan-gay-tai-trau-a773.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *