Bạn đang xem bài viết Nghị luận về câu nói “Văn học là nhân học” của Macxim Gorki” được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
Nhà văn M.Gorki đã từng nhận định rằng: “Văn học là nhân học” Suốt cuộc đời cống hiến cho Văn học ông đã đúc kết ra từ chính kinh nghiệm của mình. Bởi đích đến của Văn học chính là con người, là tình thương, là cuộc sống tốt đẹp.
Văn học là nhân học. Mỗi một sự vật hiện tượng trong cuộc sống đều là chất liệu được thể hiện bằng ngôn từ qua các tác phẩm văn học. Ngôn ngữ của văn học có tính hình tượng, được sắp xếp theo một quy trình để mỗi câu chuyện đều phát huy tối đa giá trị và ý nghĩa của nó. Từ đó người đọc rút ra bài học cuộc sống.
Dành cả một đời để cống hiến cho nền Văn học của nước Nga và cả thế giới, M.Gorki đã đúc kết được nhận định giúp người đọc và cả các tác giả có nhiều suy ngẫm. Cũng giống như những bộ môn nghệ thuật khác Văn học cũng chính là nghệ thuật. Trong Văn học có những quy tắc về cách dùng từ, các biện pháp tu từ, ý nghĩa của câu chữ rất chặt chẽ. Vậy nên có thể nói người viết là một người nghệ sĩ thực thụ.
Khi đọc kho tàng Văn học nước nhà chúng ta mới hiểu được rằng các nhà văn đã gửi gắm rất nhiều tâm tư tình cảm của mình vào trong đó. Các nhà văn luôn đề cao tình người, ca ngợi những tấm lòng cao cả, khao khát về cuộc sống hòa bình, tươi đẹp. Văn học là sự sáng tạo, nó nói lên nhu cầu được sáng tạo của các nhà văn, khi họ sử dụng các biện pháp tu từ nhằm đề cao, tôn vinh vẻ đẹp của con người. Khi đọc các tác phẩm Văn học chúng ta hiểu thêm về nội tâm phong phú của nhân vật.
Văn học và tình thương luôn gắn kết mật thiết với nhau. Điều này được thể hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Có thể kể đến kiệt tác Chí Phèo của Nam Cao, Chí được xem là con quỷ của làng Vũ Đại hắn ta là kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ và trở thành nỗi ám ảnh của mọi người. Thị Nở được xem là người đàn bà xấu mê chê quỷ hờn, ở hai nhân vật này đều được Nam Cao xây dựng hình tượng xấu xí thế nhưng bên trong họ luôn khao khát được sống lương thiện. Cuộc gặp gỡ tình cờ của Chí Phèo và Thị Nở, bát cháo hành Thị nấu cho Chí khiến hắn thức tỉnh và khao khát làm người lương thiện lại trỗi dậy trong hắn. Thông qua tác phẩm Nam Cao muốn người đọc hướng đến giá trị tốt đẹp của con người đến từ tâm hồn của họ.
Cuộc sống là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà văn. Văn học ghi chép lại cuộc sống trên trang sách, mỗi nhân vật tác giả đề cập đến trong tác phẩm của mình được lấy chất liệu từ cuộc sống ngoài kia chính vì thế dù nhân vật có hư cấu như thế nào cũng được xây dựng dựa trên một người có thật. Sức sống của nhân vật quyết định đến sự hành công của một tác phẩm, mỗi nhà văn đều mang đến cho người đọc những nhân vật lương thiện, tốt đẹp để làm đẹp tâm hồn của người đọc. Văn học đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người!
Học văn và viết văn bản chất là giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn về cuộc sống, văn học không đơn giản là một vài câu chữ, sau đó bạn sao chép, học thuộc nó mà văn học là để cảm nhận. Bản chất của văn học là cuộc sống, chất liệu chính của câu chữ được lấy từ cuộc sống, sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta. Đó là lý do văn học ra đời để phục vụ cuộc sống của con người. Văn học là nhân học.
Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố đã làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chị là người nông dân nghèo bị thế lực cầm quyền chèn ép, cái nghèo khiến chị buộc phải mạnh mẽ. Ý nghĩa của nhan đề Tắt đèn “Chị Dậu chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy.” Điều đó thể hiện cuộc đời chị Dậu đầy những bể khổ. Tác phẩm để lại cho người đọc cảm nhận sâu sắc về cuộc đời đầy khổ đau của chị Dậu, mang đến sự cảm thông sâu sắc.
Văn học luôn gắn liền với nghệ thuật, nghệ thuật gắn liền với cuộc sống của con người. Trong truyện ngắn Trăng sáng (1943) Nam Cao đã từng viết: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than.” Văn học miêu tả cuộc sống thường ngày của chúng ta trên trang sách, từ những câu chữ cô đọng, giàu cảm xúc giúp con người nhận ra những bài học cuộc sống để mỗi người đều ý thức được việc phải có lối sống đúng đắn.
“Nhân học” là khoa học về con người, thông qua các tác phẩm văn học tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp, phản ánh chân thật cuộc sống của chúng ta. Nhiệm vụ của văn học chính là tìm thấy được chân lý sống giúp người đọc tiếp thu và trở thành người sống có ích cho xã hội, phục vụ xã hội.
Mỗi một tác phẩm Văn học đều mang đến cho người đọc những giá trị nhất định. Xây dựng hình tượng nhân vật nham hiểm, độc ác như Vũ Trọng Phụng trong tác phẩm Số đỏ, Xuân Tóc đỏ được xem là một nhân vật sống mãi cùng thời gian. Nhờ sự lươn lẹo, giả tạo, từ một kẻ lang thang đầu đường xó chợ Xuân từng bước dấn thân vào cuộc sống của người thượng lưu và trở thành người có tầm ảnh hưởng trong xã hội lúc bấy giờ. Thông qua tác phẩm Vũ Trọng Phụng muốn phê phán xã hội phong kiến thối nát chạy theo lối sống kịch cỡm. Những kẻ cầm quyền luôn tìm cách tháo túng dân nghèo, cuộc sống của người nông dân càng lâm vào đường cùng.
Bước vào thế giới của văn học chính là bước vào thế giới của tình yêu thương con người. Mỗi một tác phẩm đều là nghệ thuật giúp con người hướng đến sự hoàn thiện bản thân, để chúng ta yêu thương lẫn nhau. Văn học là nhân học, nhiệm vụ của một nhà văn đó là khiến cho người đọc nhận ra được bài học cuộc sống thông qua tác phẩm của mình.
Xem thêm:
- Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối
- Văn học là gì? Đặc trưng cơ bản của văn học là gì?
- Văn học dân gian là gì? Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Nguồn: https://www.reader.com.vn/nghi-luan-ve-cau-noi-van-hoc-la-nhan-hoc-cua-macxim-gorki-a925.html