Ngủ ít vẫn khỏe – 5 tiếng là đủ sao phải là 8?

Ngủ ít vẫn khỏe – 5 tiếng là đủ sao phải là 8?

Bạn đang xem bài viết Ngủ ít vẫn khỏe – 5 tiếng là đủ sao phải là 8? được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Cuốn sách “Ngủ ít vẫn khỏe” sẽ giúp bạn rút gọn giấc ngủ nhưng vẫn có thể đảm bảo được sức khỏe, tinh thần. Để mỗi sáng của bạn trở nên tuyệt vời hơn, bạn sẽ chẳng còn cảm giác mệt mỏi, thiếu giấc dẫn đến công việc làm kém năng suất nữa!

ngu-it-van-khoe-5-tieng-la-du-sao-phai-la-8-1

Đôi nét về tác giả

Tsubota Saturo là tiến sĩ y học có 20 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu giấc ngủ con người.

Người Nhật Bản có một đặc điểm chung đó là cường độ lao động của họ khá lớn chính vì thế tác giả Tsubota Saturo muốn nghiên cứu và viết cuốn sách Ngủ ít vẫn khỏe với mục tiêu hướng người ta đến việc chú tâm vào chất lượng giấc ngủ và để con người tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe để làm việc.

Cảm nhận về sách

Người ta vẫn thường nói “Ăn được ngủ được là tiên” bởi không phải ai cũng có thể ăn ngon và ngủ ngon. Ngày nay có rất nhiều yếu tố như căng thẳng trong thời gian dìa khiến nhiều người ăn không cảm thấy ngon miệng, khó đi vào giấc ngủ. Vậy nên quan tâm đến ăn uống, ngủ nghỉ là một trong những điều không thể thiếu với mỗi người.

Ngủ ít vẫn khỏe sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ chế của một giấc ngủ, làm thế nào để tiết kiệm thời gian, ngủ ít mà vẫn khỏe thay vì chúng ta sinh hoạt một cách tùy tiện, ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều mà vẫn cảm thấy mệt mỏi.

Rút ngắn thời gian ngủ, tận hưởng mỗi ngày trong thảnh thơi và thong thả

Có bao giờ bạn cảm thấy mình lãng phí rất nhiều thời gian cho việc ngủ? Mỗi ngày thời gian ngủ trung bình của một người là 8 tiếng. Giả sử chúng ta có thể sống được đến năm 84 tuổi thì bạn đã dùng hết 28 năm cuộc đời của mình chỉ để ngủ. Một đời người thật sự rất ngắn, nếu sử dụng 28 năm ngủ vậy thì quá lãng phí.

ngu-it-van-khoe-5-tieng-la-du-sao-phai-la-8-2

Trong cuốn sách “Ngủ ít vẫn khỏe – 5 tiếng là đủ sao phải là 8?” sẽ giúp bạn hiểu rõ về phương pháp ngủ ngon chỉ trong 5 tiếng mỗi ngày, rút gọn thời gian ngủ, bạn sẽ làm được rất nhiều việc khác. Đặc biệt khi ăn, ngủ, nghỉ đúng cách chúng ta sẽ có một sức khỏe tốt, tinh thần cũng được cải thiện hơn rất nhiều.

Khi công việc bận rộn, chúng ta sẽ dễ dàng bối rối trước lịch trình dày đặc nhưng không biết nên sắp xếp chúng sao cho ổn nhất vậy thì phương pháp rút ngắn thời gian ngủ rất phù hợp.

Trước tiên hãy tìm hiểu lý do vì sao một ngày bạn ngủ rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy không đủ, thậm chí khi ngủ dậy bạn thấy vô cùng mệt mỏi. Có thể đến từ những lý do sau đây:

1/ Khó chìm vào giấc ngủ

2/ Buổi tối thường thức giấc nhiều lần

3/ Cảm giác giấc ngủ không được sâu

4/ Ngày nghỉ ngủ đến tận trưa

5/ Thời gian đi ngủ và thời gian thức giấc lộn xộn không theo quy định

6/ Trải qua cả 1 ngày trên giường hoặc trong phòng ngủ

7/ Tích tụ quá nhiều căng thẳng

8/ Ngủ gật từ 3 giờ chiều trở đi

9/ Sau khi ăn tối hấp thụ cafein

10/ Ăn quá nhiều khi trời đã về khuya

11/ Trước khi đi ngủ xem máy tính, điện thoại hay TV

12/ Uống rượu trước khi đi ngủ

13/ Hút thuốc trước khi đi ngủ

14/ Cứ thế ngủ trong khi mặc quần áo ở nhà

15/ Tư thế khi đi ngủ và tư thế khi thức giấc là giống nhau.

ngu-it-van-khoe-5-tieng-la-du-sao-phai-la-8-3

Đây là những ví dụ về các lý do dễ khiến chúng ta mệt mỏi sau khi thức giấc, đa số đều liên quan đến thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ăn uống thất thường, hấp thụ lượng lớn cafein hoặc trước khi ngủ chúng ta sử dụng máy tính, điện thoại nhiều. Vậy để có một giấc ngủ đủ chất và lượng chúng ta cần tìm hiểu rõ về chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và vì sao nên rút ngắn giấc ngủ.

Thời gian ngủ trong một ngày càng dài, tuổi thọ sẽ càng ngắn lại

Vào những năm 1980, Mỹ đã có một cuộc nghiên cứu về mối liên hệ giữa thời gian ngủ và tuổi thọ của một triệu người. Kết quả như sau: Tỉ lệ tử vong thấp nhất nằm ở những người ngủ khoảng 6,5 đến 7,5 tiếng một ngày. Với những người ngủ trên 7,5 tiếng một ngày, tỉ lệ tử vong của họ cao hơn khoảng 20%.

Vậy điều chúng ta cần hiểu rõ ở đây không phải cứ ngủ càng nhiều sẽ tốt cho sức khỏe mà thứ chúng ta quan tâm là chất lượng giấc ngủ.

Ba bước để thay đổi chất lượng giấc ngủ

Bước 1: Ngủ ngay lập tức – Dậy ngay lập tức. Tại bước này chúng ta có thể rút ngắn được thời gian chìm vào giấc ngủ và thời gian từ thức giấc cho đến khi bắt đầu hoạt động cơ thể. Chúng ta thường có thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, điều này khiến cho bạn dễ khiến chúng ta đi ngủ muộn, chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng.

Bước 2 sẽ là phương pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ cùng với khả năng phục hồi của não bộ và cơ thể dù chúng ta chỉ ngủ trong một thời gian rất ngắn.

Bước 3 là phương pháp ngủ tạm thời để chúng ta không cảm thấy mệt mỏi trong suốt một ngày dài.

“Ngủ tạm thời, không chỉ giúp bổ sung giấc ngủ còn thiếu với những người ngủ ngắn, mà nó còn có hiệu quả giúp nâng cao hiệu suất hoạt động vào buổi chiều lên mức cao nhất. Thậm chí có thể nói, cảm giác tỉnh táo của “sáng sớm tinh mơ” sẽ được kéo dài cho đến khi kết thúc công việc. Nếu có được một giấc ngủ tạm thời hiệu quả, bạn cũng không cần thiết phải nhờ đến các loại nước uống bổ sung dinh dưỡng.

ngu-it-van-khoe-5-tieng-la-du-sao-phai-la-8-4

Trích đoạn hay trong sách

Rút ngắn thời gian ngủ phải dựa trên tốc độ “15 phút/1 tuần”, giới hạn rút ngắn là 1 tiếng trong một tháng. Cơ thể của con người không thể xử lý với những biến đổi quá đột ngột và gấp gáp. Việc bạn cần đảm bảo đó là để cơ thể dần quen với thời gian ngủ như vậy. Chẳng hạn, nếu như thời gian rời khỏi giường cố định của bạn là 7 giờ sáng, vậy thì tuần đầu tiên mỗi ngày hãy dậy lúc 6 giờ 45 phút.

Và sau đó, trong tuần tiếp theo, mỗi ngày hãy dậy vào lúc 6 giờ 30 phút… Cứ như vậy, với đơn vị 15 phút một tuần, cơ thể sẽ dần dần quen với việc thời gian ngủ ngắn đi.

Đừng quá cố sức. Hãy cứ để cơ thể tập quen với sự thay đổi, tốc độ 15 phút 1 tuần chính là giới hạn để bạn có thể tiếp tục duy trì quá trình rút ngắn thời gian ngủ của mình.

Nếu như bạn tiếp tục với tốc độ này, giả sử thời gian ngủ bình quân của bạn là 7 tiếng, vậy thì sau 2 tháng, bạn có thể trở thành người ngủ ngắn khi có thể thức dậy lúc 5 giờ sáng.

Thử nghĩ tới việc “cuộc đời sẽ thay đổi”, vậy thì đầu tư khoảng thời gian 2 tháng hoàn toàn không phải là dài.

Lời kết

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng tới tinh thần làm việc của bạn mỗi ngày chính vì thế hãy có kế hoạch chăm sóc bản thân, xây dựng một lối sống khoa học để có sức khỏe tốt nhất chỉ có như vậy bạn mới có thể tận hưởng cuộc sống này một cách vui vẻ nhất!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/ngu-it-van-khoe-5-tieng-la-du-sao-phai-la-8-a959.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *