Ngữ pháp là gì? Đặc điểm ngữ âm và ngữ pháp tiếng Việt

Ngữ pháp là gì? Đặc điểm ngữ âm và ngữ pháp tiếng Việt

Bạn đang xem bài viết Ngữ pháp là gì? Đặc điểm ngữ âm và ngữ pháp tiếng Việt được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” – câu nói này trải qua bao giờ gian vẫn đúng khi nhận xét về hệ thống ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp khá khó. Vậy ngữ pháp là gì? Đặc điểm ngữ âm và ngữ pháp tiếng Việt có gì đặc biệt, cũng như một số chú ý chúng ta cần lưu ý trong quá trình sử dụng, sẽ được giải đáp trong bài viết sau. 

Ngữ pháp là gì? 

Ngữ pháp được định nghĩa bao gồm tất cả các quy tắc hoạt động của các yếu tố thuộc về ngôn ngữ; các yếu tố ngôn ngữ sẽ bao gồm từ, cụm từ và một câu hoàn chỉnh. 

Chúng ta có bộ môn ngữ pháp học, đây được xem là một bộ môn nghiên cứu về ngữ pháp, chuyên nghiên cứu về hai bộ phận là từ pháp học và cú pháp học. Trong đó: 

  • Từ pháp học là chuyên nghiên cứu về phương thức cấu tạo từ và từ loại
  • Cú pháp học sẽ chuyên nghiên cứu về các quy tắc kết hợp từ thành cụm từ, câu. 

Đặc điểm của ngữ pháp sẽ xoay quanh các đặc điểm như tính khái quát, tính hệ thống và tính bền vững. 

  • Tính khái quát: so với các bộ phận khác của ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng thì ngữ pháp đóng vai trò cao hơn
  • Tính hệ thống: ngữ pháp bao gồm các đơn vị, kết cấu và các quan hệ ngữ pháp giữa các đơn vị – vậy nên ngữ pháp mới có tính hệ thống
  • Tính bền vững: so với ngữ âm và từ vựng thì ngữ pháp có sự biến đổi ít hơn vậy nên nói ngữ pháp có tính bền vững. 
Ngữ pháp là gì? Đặc điểm ngữ âm và ngữ pháp tiếng Việt
Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ có ngữ pháp khó

Xem thêm: Văn học dân gian là gì? Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Đặc điểm ngữ âm và ngữ pháp tiếng Việt 

1. Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt

Trước khi chúng ta nói về đặc điểm của ngữ âm tiếng Việt, bạn cần hiểu khái quát về khái niệm ngữ âm là gì? 

Ngữ âm là một nhánh của ngôn ngữ dựa trên các phân tích, nghiên cứu âm thanh tiếng nói của con người, hay những thuộc tính vật lý tạo nên các ký hiệu, âm thanh tiếng nói. Ngữ âm tiếng Việt sẽ được mô tả những âm tiếng Việt thông qua các ký hiệu bảng chữ cái, mặt khác ngữ âm còn chú trọng trong việc mô tả tính đặc trưng, ngữ pháp của hệ thống âm thanh, dấu hiệu. Vậy nên để có thể học tiếng Việt tốt, phát âm đúng cũng như gia tăng vốn từ vựng thì cần đòi hỏi người học phải biết khai phá bảng chữ cái hay ngữ âm là điều cần thiết. 

Hiểu rõ ngữ âm sẽ giúp người học tiếng Việt thực hành tốt
Hiểu rõ ngữ âm sẽ giúp người học tiếng Việt thực hành tốt

Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt sẽ bao gồm các đặc điểm sau: 

  • Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn vận nhưng lại đa thanh: Điều này có nghĩa là một tiếng trong từ vựng thường sẽ chỉ có một vần nên khi nói chúng thời rời ra từng chữ, từng tiếng và không có sự kết nói như các ngôn ngữ khác. Chi tiết hơn sẽ bao gồm 14 vần, 14 âm tiết nên khi đọc cũng có sự riêng biệt. Nhưng tiếng Việt lại đa thanh, có nghĩa là nhiều dấu giọng, nhiều thanh điệu bao gồm sắc, hỏi, ngã, nặng, huyền, không dấu – ảnh hưởng tới nghĩa của ngữ âm từ vựng tiếng Việt. 
  • Mỗi tiếng trong từ vựng tiếng Việt có đến 3 yếu tố là âm đầu, vần và thanh điệu: Ví dụ như trong từ “nhẹ”, n là âm đầu, he là vần, còn dấu là thanh nặng. Nên để cấu tạo nên một từ trong từ vựng tiếng Việt cần phải đảm bảo 3 yếu tố trên. Chưa kể ở tiếng Việt còn có lối nói lái, chẳng hạn như “bí mật” khi nói lại thành “bật mí”, chỉ cần đổi thanh và đổi ngữ âm thôi thì từ vựng cũng bị thay đổi hoàn toàn. 
  • Thanh điệu là yếu tố quan trọng của ngữ âm tiếng Việt: Đóng vai trò là yếu tố quan trọng và cũng thay đổi nhiều nhất của ngữ âm, vì dựa trên đó chúng sẽ cấu tạo nên những thanh âm khác biệt của từ vựng. Hiện tại tiếng Việt có đến 6 thanh điệu gồm sắc, hỏi, ngã, nặng, huyền và thanh ngang (không dấu). Mỗi dấu thanh điệu sẽ có những cao độ khác nhau và điều này ảnh hưởng lên toàn bộ âm tiết. Bởi vậy khi học từ vựng tiếng Việt, người học cần biết về các dấu thanh để đảm bảo trong quá trình sử dụng được chính xác nhất. 

Xem thêm: Tiểu thuyết là gì? Đặc trưng tiêu biểu của tiểu thuyết

 

2. Đặc điểm của ngữ pháp tiếng Việt

  • Về ngữ pháp, tiếng được xem là đơn vị cơ sở của cấu tạo ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng là đơn vị dễ nhận diện vì nó có cấu tạo bằng một âm tiết, mỗi một tiếng được phát âm tách rời nhau và thể hiện bằng một chữ viết. 
  • Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái, các phương thức ngữ pháp bên ngoài từ chủ yếu trong tiếng Việt là trật tự từ, hư từ và ngữ điệu. Phương thức trật tự từ là sự sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định nhằm biểu thị các quan hệ cú pháp, sự thay đổi trật tự từ kéo theo sự thay đổi vai trò cú pháp của chúng trong cụm từ và câu. Phương thức hư từ là sự sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định để nhằm biểu thị các quan hệ cú pháp. Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt. Hư từ không có chức năng định danh, không có khả năng độc lập làm thành phần câu, dùng để biểu thị các quan hệ ngữ nghĩa – cú pháp khác nhau giữa các thực từ. Nhờ có quan hệ các hư từ mà cụm từ “ba của con” khác với “ba và con”; hay “nay mới 3 tuổi” khác với “nay đã 3 đã tuổi”. 
  • Phương thức ngữ điệu cũng đóng vai trò trong việc biểu hiện quan hệ cú pháp của các yếu tố trong một câu, nhờ đó nhằm đưa ra nội dung muốn thông báo. Trên văn bản, ngữ điệu thường được biểu hiện bằng dấu câu, nhờ vào ngữ điệu mà các câu có sự khác biệt trong một câu thông báo. 
  • Phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong tiếng Việt: Bao gồm phương thức ghép và phương thức láy. Ghép là phương thức kết hợp các hình vị (tiếng) với nhau theo một trật tự nhất định để tạo ra từ từ mới gọi từ từ ghép. Ví dụ: mua + sắm = mua sắm, tiếng + Việt = tiếng Việt. Láy là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận của từ gốc để tạo ra từ mới, gọi là từ láy. Ví dụ: lành lạnh, xinh xắn, ngất ngây. 
Cần giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt
Cần giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt

KẾT LUẬN

Hy vọng thông qua bài viết chia sẻ về ngữ pháp là gì? Đặc điểm ngữ âm và ngữ pháp tiếng Việt bên trên đã giúp bạn hiểu thêm về ngữ pháp và hệ thống ngữ âm tiếng Việt của chúng ta.

Xem thêm:

  • Khái niệm truyện dân gian và các thể loại truyện dân gian
  • Đặc điểm của thể hát nói, thể loại hát nói có gì đặc biệt
  • Sách là gì? Lợi ích, vai trò và những giá trị của sách trong cuộc sống?

Nguồn: https://www.reader.com.vn/ngu-phap-la-gi-dac-diem-ngu-am-va-ngu-phap-tieng-viet-a906.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *