Người tính không bằng trời tính

Người tính không bằng trời tính

Bạn đang xem bài viết Người tính không bằng trời tính được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Câu tục ngữ “Người tính không bằng trời tính” ý muốn nói cuộc sống có vô vàn điều bất ngờ mà không ai có thể biết trước được.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng chiều lòng chúng ta, có những chuyện đến rất bất ngờ khiến cho con người trở tay không kịp. Giống như chỉ mới hôm nay thôi chúng ta còn ngồi với nhau nói đủ thứ chuyện trên đời dưới đất vậy mà ngày mai mọi thứ đã thay đổi. Chúng ta không còn gặp lại nhau nữa, tất cả đều là sự sắp xếp của “định mệnh”

Người tính không bằng trời tính

Câu tục ngữ “Người tính không bằng trời tính” là một lời nhắc nhở với chúng ta, mọi sự tùy duyên. Chúng ta có hàng trăm suy tính trong tương lai thế nhưng người tính lại không bằng trời tính.

Sống tốt ắt được đền đáp

Chúng ta rồi sẽ trở thành người mà trước đây chúng ta từng ghét, khi lớn lên mọi thứ thay đổi. Trong suy nghĩ của chúng ta ít nhiều có sự thay đổi, thế nhưng hy vọng dù trải qua giông bão vẫn giữ được ước nguyện như ban đầu. Cuộc sống này không phải muốn là được, có những chuyện đến khiến chúng ta không kịp thích ứng, dù thế nào đi chăng nữa chúng ta cũng phải tin tưởng vào việc sống lương thiện sẽ được ông trời đền đáp.

Vạn sự tùy duyên

“Bạn chỉ cần sống tốt trời xanh tự an bài” mọi chuyện trên đời này đều đã được trời định thế nên chúng ta cứ sống thuận theo tự nhiên. Khi gặp thành công không được ngủ quên trên chiến thắng, khi gặp thất bại cũng đừng vội nản chí. Chúng ta cố gắng mỗi ngày ắt sẽ thành công, thất bại chỉ là chuyện cỏn con nếu bạn có niềm tin vào bản thân, vào tương lai của mình.

Người tính không bằng trời tính - Vạn sự tùy duyên

Khó khăn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thế nên khi gặp khó khăn đừng oán thán ông trời, tất cả mọi chuyện dù tích cực hay tiêu cực khi xảy đến với bạn đều mang một ý nghĩa riêng, thế nên hãy vui vẻ đón nhận bằng cách nhìn tích cực nhất. Hãy tin rằng chúng ta rồi sẽ hạnh phúc thôi, không bằng cách này thì bằng cách khác.

Câu chuyện về “Người tính không bằng trời tính”

Vào triều đại nhà Tống, Lý Sỹ Hành đảm nhận chức vụ tại Viện hàn lâm. Trong một lần ông phụng mệnh triều đình đi sứ sang Triều Tiên có võ tướng Dư Anh theo cùng làm người phụ tá.

Sau khi hoàn thành xong sứ mệnh, Lý Sỹ Hành hoàn toàn không quan tâm để ý đến những vật phẩm mà Triều Tiên biếu tặng. Ông ủy thác lại tất cả cho Dư Anh xử lý.

Lúc lên thuyền trở về nước, Dư Anh thấy đáy thuyền có chỗ bị thấm nước nên lo lắng rằng những thứ vật phẩm của mình sẽ bị ẩm ướt hết. Vì thế ông bèn lấy toàn bộ tơ lụa gấm vóc của Lý Sỹ Hành được tặng lót ở đáy thuyền, sau đó đặt những thứ của mình lên trên để tránh bị ẩm.

Khi thuyền đã ra giữa biển khơi rộng lớn thì đột nhiên sóng gió nổi lên, như thể muốn nhấn chìm con thuyền. Lúc ấy vì con thuyền quá nặng nên tình hình lại càng trở nên nguy cấp hơn.

Không còn cách nào khác, người thuyền trưởng vội vàng thỉnh cầu Dư Anh vứt bỏ những vật phẩm đi để thuyền nhẹ bớt, bảo đảm an toàn cho mọi người, nếu không thì thuyền lật mọi người sẽ bị chết.

Dư Anh lúc này cũng vô cùng hoảng loạn, liền vội vàng vơ những vật phẩm trên thuyền ném xuống biển. Khi số vật phẩm bị ném xuống nước ước chừng khoảng một nửa thì sóng gió nhẹ hơn và dần dần ngừng lại, thuyền cũng ổn định và họ thoát nạn.

Về sau, Dư Anh kiểm tra lại số vật phẩm còn lại trên thuyền thì mới phát hiện ra những thứ ném xuống biển toàn bộ đều là những vật phẩm của mình. Những tặng phẩm của Lý Sỹ Hành bởi vì chất đống ở dưới đáy thuyền để lót, cho nên hoàn toàn không bị mất mát chút nào, chỉ bị ướt một chút mà thôi. Cuối cùng thuyền về tới nơi an toàn.

Đối với những thứ tặng phẩm ấy, hai người họ đã có hai loại thái độ hoàn toàn trái ngược nhau. Lý Sỹ Hành bởi vì “không quan tâm chú ý”, kết quả chẳng bị mất mát gì. Còn Dư Anh thì hết sức “để ý” mà kết quả lại hoàn toàn ngược lại.

Sự việc ấy xem ra hoàn toàn ngẫu nhiên, nhưng kỳ thực không phải. Lý Sỹ Hành được là bởi vì ông bình thường xem nhẹ, không màng danh lợi và làm người ngay thẳng, chính trực, không toan tính vụ lợi. Dư Anh mất chính là bởi vì ông ta quá mê chuộng tài vật, chỉ tính toán điều có lợi cho mình, làm người không phúc hậu. Loại suy nghĩ, tâm tính ích kỷ ấy cuối cùng đã làm hại ông.

Cảnh giới tư tưởng khác nhau thì làm việc sẽ sinh ra kết quả khác nhau, “Người tính không bằng Trời tính”. Điều này chẳng phải cũng minh chứng rằng đạo lý: “Thưởng thiện phạt ác, hết thảy đều là Thiên lý” của người xưa là vô cùng chính xác sao? (Nguồn: Trithucvn.org)

Lời kết

Trên đây là bài viết phân tích câu tục ngữ “Người tính không bằng trời tính” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu tục ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/nguoi-tinh-khong-bang-troi-tinh-a724.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *