Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Bạn đang xem bài viết Nhất tự vi sư, bán tự vi sư được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư có nghĩa là một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Câu tục ngữ nhấn mạnh vai trò của người thầy.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư có nguồn gốc từ một điển tích của Trung Quốc. Có một người tên là Trịnh Cốc lên 7 tuổi đã biết làm thơ. Năm 887, ông đỗ tiến sĩ. Chỉ làm quan một thời gian ngắn rồi về quê ở ẩn. Ông đã sáng tác hàng nghìn bài thơ. Lúc đó, nhà sư Tề Kỉ làm bài thơ “Tảo mai” (Mai nở hoa sớm):

Vạn mộc đống dục chiết,
Cô căn noãn độc hồi.
Tiền thôn thâm tuyết lý,
Tạc dạ sổ chi mai.
Phong đệ u hương xuất,
Cầm khuy tố diễm lai.
Minh niên như ưng luật,
Tiên phát Vọng Xuân đài.
(Vạn cây băng giá chết
Một cội ấm mọc ra
Đầu xóm trong tuyết đặc
Mấy cành đêm nở hoa.
Gió xa đem hương ẩn
Chim ngắm hoa trắng ngà
Năm tới như đúng tiết
Vườn xuân sáng ánh tà.)

Tề Kỉ nhờ Trịnh Cốc chỉ giáo. Trịnh Cốc nhận xét: chủ đề bài thơ là “Tảo Mai”, nếu có tới mấy cành nở hoa thì đâu còn là mai nở sớm nữa. Trịnh đề nghị sửa chữ “sổ” (mấy) ở câu thứ 4 thành chữ “nhất” (một). Chỉ cần thay đổi một chữ mà bài thơ trở nên hay hơn nhiều. Tề Kỉ tôn Trịnh Cốc làm thầy. Trịnh Cốc chỉ dạy có một chữ mà được làm thầy, nên có cụm từ “nhất tự vi sư”.

Theo đó, cụm từ “nhất chi mai” cũng trở thành kinh điển. Sau này được nhiều nhà thơ học hỏi theo. Và “nhất tự vi sư” cũng được mở rộng ra là Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

Ở bất cứ xã hội nào thì người thầy luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp trồng người, thế nên “Kính thầy” không còn là một quan niệm sống nữa mà đó được đưa vào phạm trù đạo đức.

Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

Câu tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư khi dịch ra nghĩa tiếng Việt chúng ta thấy có hơi nói quá, nửa chữ cũng là thầy. Thế nhưng câu này ý muốn nói những lời răn dạy của thầy cô rất có giá trị. Câu tục ngữ còn dạy chúng ta dù là bất cứ ai khi dạy cho chúng ta những điều nhỏ nhặt nhất thì điều đó cũng rất đáng quý.

Kính thầy, mến bạn

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu nó đã được gìn giữ qua bao nhiêu thế hệ, để kỷ niệm và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy hàng năm có ngày 20/11 nhằm tôn vinh những thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người.

Cứ hàng năm khi đến ngày kỷ niệm ý nghĩa này, rất nhiều lớp học và học trò thi đua lập thành tích. Thầy cô vui mừng vì được tôn vinh và có thêm nhiều động lực để nuôi dạy cho các trò nên người. Kính thầy, mến bạn là điều mà ai cũng cần phải làm được, bởi vì không chỉ người thầy đứng trên bục giảng mới dạy chúng ta kiến thức mà còn là những người bạn dạy chúng ta rất nhiều bài học về cuộc sống.

Tôn sư trọng đạo

Tôn sư trọng đạo vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc. Đó là với bất cứ ai khi làm trò thì cần phải quý trọng thầy cô giáo vì họ chính là người dìu dắt và dạy cho chúng ta những bài học nhỏ nhất. Khi bạn muốn đi xa hơn và mở rộng tương lai thì không thể thiếu thầy cô ở bên cạnh. Nếu không có thầy chúng ta khó có cơ hội để học tập và trau dồi kiến thức về cả trên bài vở và đời sống. Thế nên khi đi học chúng ta cần phải có thái độ đúng mực với thầy cô.

Tôn sư trọng đạo

Thế nhưng ngày nay có không ít câu chuyện học sinh đánh thầy cô, nói xấu thầy cô trên mạng xã hội gây sốc. Rất nhiều bạn học sinh chỉ vì không kiềm được cảm xúc mà có những hành động sai trái với thầy cô dẫn đến có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.Tại nhiều trường học xuất hiện “bệnh thành tích” có rất nhiều học sinh lười biếng ham chơi nên không quý trọng việc học hành, quậy phá, vô lễ với giáo viên. Những trường hợp này cần được đẩy lùi để không làm xấu hình ảnh nhà giáo.

Câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta, đã là trò thì phải sống đúng với đạo lý tôn sư trọng đạo, biết ơn những người đã dạy dỗ và giúp cho chúng ta nên người.

Thầy cô giáo giống như người bố, người mẹ trong gia đình

Thầy cô chính là người truyền động lực học cho học trò, giúp các em hoàn thành những ước mơ, hoài bão cho một tương lai tươi đẹp hơn. Thầy cô cũng chính là người bố, người mẹ trong gia đình luôn mong các con của mình có thể trưởng thành và thành đạt.

Lời kết

Trên đây là bài viết phân tích câu tục ngữ “Nhất tự vi sư” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu tục ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/nhat-tu-vi-su-ban-tu-vi-su-a731.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *