Những trích dẫn sách hay về đối nhân xử thế

Những trích dẫn sách hay về đối nhân xử thế

Bạn đang xem bài viết Những trích dẫn sách hay về đối nhân xử thế được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Cách con người đối xử với các mối quan hệ thể hiện nên nhân cách của chính người đó. Những nguyên tắc trong nhân xử thế có lẽ là điều chúng ta đều phải dùng cả đời để học. Cùng Reader điểm qua “Những trích dẫn sách hay về đối nhân xử thế” qua bài viết dưới đây nhé!

Những trích dẫn sách hay về đối nhân xử thế

  • Nhẫn nhịn không phải là nhu nhược, dễ bị ức hiếp, hoàn toàn trái ngược, đó là phản ứng tự nhiên của những người có tinh thần mạnh mẽ. Người biết nhẫn nhịn luôn có chỗ đứng bất bại trong cuộc cạnh tranh xã hội. (Nóng giận là bản lĩnh, tĩnh lặng là bản năng – Tống Mặc)
  • Làm việc gì cũng phải làm cho giống, đây chính là thái độ làm người từ trước đến nay của đại sư Hoằng Pháp. Làm con thì phải là một đứa con tận hiểu; làm thầy thì phải làm người thầy giỏi; làm tăng nhân cho triệt để. (Nóng giận là bản lĩnh, tĩnh lặng là bản năng – Tống Mặc)
  • Việc tự cho rằng mình là người đạo đức cao thượng, thích đứng từ góc độ đạo đức để phán xét hành vi, cử chỉ của người khác không thể chứng minh bạn cao thượng hơn họ mà ngược lại, chỉ càng cho thấy bạn hẹp hòi, khắt khe, khiến người khác phản cảm. (Nóng giận là bản lĩnh, tĩnh lặng là bản năng – Tống Mặc)
  • Tâm ta giống như một con đường, ta càng tính toán, càng lắm mưu nhiều kế thì con đường ấy càng cụt. (Nhẹ gánh ưu phiền – Như Nhiên Thích Tánh Tuệ)
  • Tập trung vào khía cạnh tích cực không chỉ thúc đẩy, động viên cho loại hành vi mà chúng ta mong muốn mà còn xây dựng nên lòng tin và một môi trường vui vẻ, thoải mái. (Sức mạnh của sự khích lệ – Ken Blanchard, Ph.D)
  • Hãy động viên, khích lệ người khác theo cách họ mong đợi, chứ không phải theo cách chúng ta muốn. (Sức mạnh của sự khích lệ – Ken Blanchard, Ph.D)
  • Làm người đứng đầu lãnh đạo quần chúng tất nhiên rất tốt, người đứng thứ hai điều hòa quan hệ của mọi người, giúp người khác đạt thành tựu cũng rất vĩ đại. (Một đời đáng giá, đừng sống qua loa – Đại sư Tinh Vân)
  • Muốn đổi lấy tình yêu, phải dùng tình yêu, chứ không phải thù hận. Muốn đổi lấy kính trọng, phải dùng kính trọng, chứ không phải giận dữ. (Một đời đáng giá, đừng sống qua loa – Đại sư Tinh Vân)
  • Cảm ơn những người đang ở bên bạn, bởi vì họ đã và đang yêu thương bạn, vì bạn đang hạnh phúc. (Biết ơn đời, đời sẽ thương ta – Dr Robert A Emmos)
  • Thế nào là một người bất hạnh?

Chính là người chỉ nhìn thấy những sai lầm của người khác. (Yêu những điều không hoàn hảo – Đại đức Hae min)

  • Không có ai là hoàn hảo, một người che giấu sẽ chỉ là những người khiến người khác nghi ngờ lòng chân thành. Hãy thừa nhận khuyết điểm một cách thỏa đáng, để mọi người thấy bạn là người thật lòng, tự nhiên và đáng tin cậy. (Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ – Trác Nhã)
  • Người tích cực chọn cách ứng xử dựa trên nhận thức. (7 thói quen của bạn trẻ thành đạt – Sean Covey)
  • Nếu bạn sống với nguyên tắc sẵn lòng giúp đỡ, tôn trọng người khác, sống tình cảm thì bạn sẽ dễ dàng có nhiều bạn bè và bạn sẽ trở thành một người bạn tốt. Đặt ra những nguyên tắc sống đúng đắn cũng là một cách trở thành một người có tư cách tốt. (7 thói quen của bạn trẻ thành đạt – Sean Covey)
  • Kết nối là quá trình liên tục cho và nhận – yêu cầu được giúp đỡ và giúp đỡ người khác. Chỉ khi con người giao tiếp với nhau, chia sẻ thời gian, kinh nghiệm cho nhau, mọi người đều hưởng lợi. (Đừng bao giờ đi ăn một mình – Keith Ferrazzi)
  • Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống. Nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh và do đó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn. Hãy mỉm cười với nhau dù đó là những người bạn chưa quen biết. Nụ cười ấy sẽ soi chiếu đến những góc khuất của tâm hồn và làm bừng sáng cả những nơi tối tăm nhất. (Đắc nhân tâm – Dale Carnegie)
  • Mình càng thương người, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp thì sự tinh tế càng cao. Sự tinh tế không có trong loại người thực dụng, vô cảm, yêu tiền bạc hơn mọi thứ, tức loại phàm phu tục tử. (Cà phê cùng Tony)
  • Một lời từ chối xuất phát từ lời thú tội thật lòng còn tốt hơn và hay hơn một lời chấp thuận chỉ để làm vừa ý hay tệ hơn để tránh phiền hà. – Mahatma Gandhi (Lời từ chối hoàn hảo – William Ury)
  • Chỉ khi bạn biết tôn trọng người khác, thì mới được người khác tôn trọng. (Đối nhân xử thế – Gia Khanh, Kiến Văn)
  • Khoan dung là một trong những đức tính cần tu tập của một vị Bồ tát. Tuy nhiên, để biến địch thành bạn, bạn cần có trí tuệ để phân biệt giới hạn của bao dung và bao che. Nếu không việc làm của bạn không những sẽ gây bất lợi cho người khác mà còn cho mình. (Giao tiếp bằng trái tim – Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm)
  • Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không những cần thực hiện “không nói dối”, “không thêu dệt”, “không nói hai lưỡi”, “không nói lời thô ác” mà còn phải tập nói lời chân thật, nói lời tôn trọng, nói lời khuyến khích khen ngợi, nói lời an ủi người khác. Nếu bạn tịnh hóa lời nói của mình, nhất định cuộc sống của bạn sẽ tránh được những lời đồn đại, thị phi. (Giao tiếp bằng trái tim – Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm)
  • Khi người khác nói chuyện với bạn, không được cắt ngang lời họ một cách nóng vội, điều quan trọng nhất là bạn phải chăm chú nhìn vào họ, thể hiện mình đang lắng nghe họ một cách chân thành. (Nói nhiều không bằng nói đúng)
  • Quan điểm giống như rễ cây. Nếu quan điểm sâu sắc và vững chắc, bạn có thể nói chuyện súc tích và đầy đủ dù bạn không biết chi tiết về những điều liên quan. (Sức mạnh của ngôn từ – Don Gabor)
  • Làm người phải biết giữ lại đường lui, làm việc phải biết để lại lối thoát. Chúng ta cần có một trái tim bao dung, đối với người đừng quá tuyệt tình, đối việc sự việc đừng quá neo bám không chịu buông bỏ, thì ta sẽ nhận ra, con đường mà ta đang đi thực ra rất bằng phẳng. (Nhẹ tênh giữa chênh vênh – Gyatso Rinpoche)
  • Hài hước và xử lý việc bị người khác chế nhạo một cách thông minh là trí tuệ cao nhất. (Nói thế nào để được chào đón, làm thế nào để được ghi nhận – Trịnh Tiểu Lan)

Hy vọng bạn học được nhiều nguyên tắc có giá trị trong việc đối nhân xử thế qua bài tổng hợp về “Những trích dẫn sách hay về đối nhân xử thế” nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Reader, mong rằng bạn vẫn sẽ luôn quan tâm, theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.

Xem thêm:

  • Những câu trích dẫn sách hay và ý nghĩa trong Nhà giả kim
  • Những trích dẫn hay nhất trong sách văn học nước ngoài
  • Những trích dẫn hay, câu nói nổi tiếng của doanh nhân thế giới

Nguồn: https://www.reader.com.vn/nhung-trich-dan-sach-hay-ve-doi-nhan-xu-the-a496.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *