Nói với tuổi hai mươi – Trên hành trình lớn lên

Nói với tuổi hai mươi – Trên hành trình lớn lên

Bạn đang xem bài viết Nói với tuổi hai mươi – Trên hành trình lớn lên được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Tuổi đôi mươi là độ tuổi chập chững bước vào thế giới của người trưởng thành, chúng ta có nhiều băn khoăn, trăn trở nhưng lại chưa thấu hiểu rõ sự đời. Chúng ta muốn trải nghiệm nhưng lại sợ thất bại. “Nói với tuổi hai mươi” của thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi đến người trẻ những kinh nghiệm sống vô cùng phong phú mà ai cũng nên chiêm nghiệm!

noi-voi-tuoi-hai-muoi-tren-hanh-trinh-lon-len-1

Cảm nhận về sách

Những chia sẻ của thiền sư Thích Nhất Hạnh về tuổi hai mươi như những lời tâm sự nhẹ nhàng mà bình yên. Với lối viết tự sự người đọc sẽ cảm thấy chân thật, gần gũi hơn. Ở độ tuổi đầy những ước mơ, chúng ta cần khơi dậy cho mình những niềm đam mê, sự cháy bỏng để chinh phục được đỉnh cao của thành công.

Học hành

Tuổi trẻ chúng ta có những giấc mơ, hoài bão muốn nhanh chóng thực hiện thế nhưng cuộc sống nào đáp ứng hết nguyện vọng của chúng ta. Lúc nào cũng mong muốn dễ dàng là điều không xảy ra. Rõ ràng chúng ta có rất nhiều sự bình tĩnh, kiên nhẫn. Sự bực mình, nóng vội, giận dỗi không mang lại kết quả tốt đẹp. May mắn rằng chúng ta vẫn tồn tại, vẫn có thể nở nụ cười vậy nên hãy để bản thân được vui vẻ.

Chúng ta hãy chăm học, chăm học không đơn giản là để thi đỗ vào một trường Đại học danh tiếng, sau đó cầm tấm bằng để ra đời, để tìm kiếm một địa vị xã hội nào đó. Nếu bạn biến việc học trở thành phương tiện ấy thì sẽ rất mất thời gian. Có không ít người sau khi ra đời bươn chải rồi mới thấy ngày còn được ngồi trên ghế nhà trường là sung sướng nhất. Bởi lúc ấy chỉ cần nghĩ đến việc ôn thi Đại học chúng ta ai nấy đều cảm thấy chán ngán, muốn được ra trường để thoát khỏi sự học hành mệt mỏi ấy. Thực tế, sau này chúng ta còn phải học nhiều hơn nữa. Vậy nên hãy biến việc học thành niềm vui.

Trước hết xác định rõ mục tiêu học của mình là gì, là để tiếp thu kiến thức, được khám phá thế giới, được trưởng thành hơn qua từng giai đoạn. Bản thân mỗi người ai cũng có những tiềm năng chưa được khai phá và chỉ học hành mới giúp bạn hiểu rõ năng lực của mình.

“Nếu em không thích học thì em không thể chăm học được. Vì vậy phải đánh thức sự khao khát hiểu biết trong em dậy. Có những phương pháp giúp em thực hiện trong đó tôi thấy có phương pháp giữ gìn sinh lực đừng cho phân tán vào những hoạt động không đâu và phương pháp gần gũi với những người thích học.”

noi-voi-tuoi-hai-muoi-tren-hanh-trinh-lon-len-2

Thương yêu

Thương yêu là một trong những nhu cầu của con người. Ví dụ cha mẹ phải thương yêu con cái, ngược lại con cái phải yêu thương cha mẹ, loài người phải biết yêu thương nhau. Đặc biệt yêu thương là một tình cảm tự nhiên, nó nên xuất phát từ tình yêu của mỗi người, thương yêu không nên là gánh nặng là một thứ gì đó được xem là sự bắt buộc.

Thương yêu cũng là một loại hạnh phúc, hạnh phúc khi được thỏa mãn nhu cầu của mình. Yêu thương chưa bao giờ là khó khăn và nó cũng chẳng phải điều dễ dàng. Yêu thương phải gắn liền với hai chữ trách nhiệm, bao dung, che chở, chịu đựng và đôi khi là sự hy sinh của chúng ta.

Thế giới của trẻ con được hình dung bằng cách hành xử, bằng cuộc sống của bố mẹ chúng. Bố mẹ dạy chúng phải yêu thương mọi người xung quanh. Khi lớn lên, trưởng thành đứa con ý thức được sự hy sinh của bố mẹ dành cho chúng và chúng bắt đầu báo hiếu bố mẹ mình.

“Thương yêu còn là nỗ lực, nhẫn nhục, can đảm, hy sinh. Và bởi vì thương yêu như thế cũng là một nhu yếu lớn của bản thể em cho nên em không thể không thương yêu, không thể không chấp nhận một sự dấn thân cần thiết.”

Cô đơn

Có nhiều điều với người trẻ được xem là một cực hình khi họ phải đối diện với sự cô đơn. Chúng ta chán ghét việc phải đến trường nhưng không có cách nào chống lại, chúng ta không thích công việc hiện tại nhưng ngày nào cũng phải đi đến công ti, hết giờ làm mới được trở về nhà. Đôi lúc bạn cảm thấy chán ghét mọi thứ, mặc dù ở độ tuổi đôi mươi đầy nhiệt huyết nhưng bạn chẳng thấy có gì vui vẻ. Thật ra, suy nghĩ lại kĩ càng tuổi trẻ đâu đến nỗi chỉ toàn khó khăn. Chúng ta vẫn có được cuộc sống, vẫn có hình hài, thân thể nguyên vẹn, được đến trường, được sống rất bình yên.

“Đối diện với niềm cô đơn của chúng ta, đối diện với chính chúng ta, chúng ta không đủ sức để chịu đựng. Con trai thì leo lên xe gắn máy đi tìm một thằng bạn, bất cứ thằng bạn nào, để rồi cùng vào ngồi nơi một quán nước, trao đổi vài câu chuyện, nhìn người đi kẻ lại qua khói thuốc của mình. Con gái thì khoác vào một chiếc áo dài, xuống phố theo đám đông, trôi xuôi hai bên bờ đại lộ.”

noi-voi-tuoi-hai-muoi-tren-hanh-trinh-lon-len-3

Tưởng rằng đó là cách để chúng ta thoát khỏi nỗi cô đơn nhưng khi trở về nhà, chúng ta lại ở một mình, nỗi cô đơn tiếp tục xâm chiếm chúng ta. Chạy trốn là phương án tạm thời về lâu dài chúng ta không thể chạy trốn mãi được.

Trích dẫn hay trong sách

Hãy ăn những gì ngon lành, thực sự ngon lành, bây giờ và cả ngày mai nữa, cho khẩu vị của em, cho ngũ uẩn của em. Có những thức ăn bổ dưỡng, giữ gìn cho em một sức khỏe, một sự an lành, một sự tráng kiện thân thể cũng như tâm hồn. Có những món ăn không ngon và không bổ dưỡng, nhưng ảo giác của em có thể cho là ngon và bổ dưỡng. Những món ăn ấy chỉ có tác dụng phá hoại. Có những món ăn thực sự ngon lành và bổ dưỡng mà chỉ vì không quen hay chưa quen, em cho chúng là dở và không cần thiết.

Đánh răng chẳng hạn, không phải là một nhu yếu tốt đẹp và chính đáng sao. Thế mà một số những người dân quê chưa quen, cho đó là một kỷ luật khó chịu, một cực hình. Đối với em, người đã được dạy đánh răng sau bữa ăn từ thuở nhỏ, thì đánh răng là một nhu cầu cần thiết. Em thấy khó chịu thiếu thốn mỗi khi ăn xong mà không có bàn chải đánh răng. Đó, em đã tìm thấy thêm một nhu cầu chính đáng nữa rồi, bởi vì đánh răng giúp cho em giữ gìn thêm được sự tráng kiện của thân thể, ngăn cản được sự sinh sôi nảy nở của một số không nhỏ những vi trùng trong miệng.

Lời kết

Sống làm sao để không hoài, không phí như thế mới gọi là tuổi trẻ. Chúng ta phải hiểu rõ về tuổi trẻ về sự sống này và hy vọng rằng cuốn sách Nói với tuổi hai mươi sẽ là một người bạn, đồng hành cùng bạn trên chặng đường học trở thành người lớn nhé!

Đọc sách để bồi dưỡng tâm hồn, đọc sách là một cách để chúng ta giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống. Hy vọng những cuốn sách Reader giới thiệu sẽ giúp độc giả có thêm nhiều trải nghiệm hay ho trên trang sách. Chúc bạn đọc sách vui vẻ!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/noi-voi-tuoi-hai-muoi-tren-hanh-trinh-lon-len-a982.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *