Bạn đang xem bài viết Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Huy Cận được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
Huy Cận là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Với nhiều bài thơ để đời, sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng đồ sộ khiến cho nhiều người phải nể phục. Hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Huy Cận trong bài viết dưới đây nhé!
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hàn Mặc Tử
- Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Tuân
- Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài
1. Tiểu sử
Cù Huy Cận (1919 – 2005), bút danh hoạt động nghệ thuật là Huy Cận, là một chính khách, từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong chính phủ Việt Nam như Bộ trưởng Bộ Canh nông (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thứ trưởng Bộ Văn hóa Nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế, Bộ trưởng Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng (nay là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), ngoài ra ông còn là một nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng Dân chủ Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời cũng là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984-1995.
Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng 12 năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 31 tháng 5 năm 1917).
Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
2. Phong cách sáng tác
Điểm chung trong sáng tác của Huy Cận chính là hàm súc, triết lý. Ông là một đại diện cho phong trào thơ mới và hồn thơ ảo não.
Sáng tác của Huy Cận có hai giai đoạn:
Trước cách mạng Tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương. Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa thiêng năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940) và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ “ảo não”, bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lý) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc
Sau cách mạng Tháng 8 mang nét tươi vui. Với một số tác phẩm tiêu biểu như: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hai bàn tay em, Phù Đổng Thiên Vương, Những năm sáu mươi, Cô gái Mèo, Chiến trường gần đến chiến trường xa, Họp mặt thiếu niên anh hùng, Những người mẹ những người vợ, Ngày hằng sống ngày hằng thơ, Sơn Tinh Thủy Tinh, Ngôi nhà giữa nắng…
Là một trong những tác giả xuất sắc nhất trong phong trào Thơ mới. Thơ Huy Cận luôn có chất suy tưởng, triết lí. Và Tràng giang là một trong những bài thơ tiêu biểu của tác giả. Đứng trước cảnh mênh mông sống nước, nỗi buồn của tác giả được bộc lộ một cách chân thật. Tràng giang thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. Huy Cận mượn thiên nhiên để gửi gắm tình cảm của mình, đó là sự chân thành của một người con yêu tha thiết quê hương mình. Ngôn từ gần gũi, giản dị Tràng giang trở thành bài thơ được độc giả yêu thích và đó cũng là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam.
3. Vinh danh
Năm 1996, Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Tháng 06/2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Ngày 23/02/2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.
4. Nhận định về Huy Cận và tác phẩm của ông
Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu Giang sơn Tổ quốc. – Xuân Diệu
Huy Cận như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian. – Xuân Diệu
Cái buồn “Lửa Thiêng” là cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh. – Hoài Thanh
Bài thơ hầu như trở thành cổ điển, của một nhà “Thơ mới”. Vào một cách dõng dạc, đàng hoàng, vì đây là “đại giang”, là sông lớn, ví dụ như sông Hồng; là tràng giang: rộng bao gồm cả trường giang: dài; sầu trăm ngả chứ không phải là ít ngả, vì là sông lớn… Hơi thở cổ điển là đúng…duy câu thứ tư thì là hiện đại; thơ truyền thống của cha ông ta không đưa cái nét hiện thực, thực tế, nôm na, chân thật đến sống sít, là củi một cành khô trôi đi trên sông. – Xuân Diệu
Chúc bạn có kết quả học tập tốt!
Nguồn: https://www.reader.com.vn/tieu-su-cuoc-doi-va-su-nghiep-sang-tac-cua-nha-tho-huy-can-a390.html