Tĩnh lặng – Sức mạnh của tĩnh lặng trong thế giới huyên náo

Tĩnh lặng – Sức mạnh của tĩnh lặng trong thế giới huyên náo

Bạn đang xem bài viết Tĩnh lặng – Sức mạnh của tĩnh lặng trong thế giới huyên náo được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Chúng ta sống trong thế giới huyên náo, đầy những âm thanh hỗn tạp bạn cần biết lúc nào nên dừng lại để nghỉ ngơi, để cảm nhận về cuộc sống. “Tĩnh lặng – sức mạnh của sự tĩnh lặng trong thế giới huyên náo” của thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ giúp chúng ta thay đổi góc nhìn, hướng về bên trong và sống chánh niệm trong từng khoảnh khắc.

tinh-lang-suc-manh-cua-tinh-lang-trong-the-gioi-huyen-nao-1

Vài nét về thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 – ) ông xuất gia năm 16 tuổi tại chùa Từ Hiếu, Huế. Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những tu sĩ Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam tìm học các môn tân học tại trường Đại học ở Sài Gòn.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những người có tầm ảnh hưởng rất lớn trong Phật giáo. Những cuốn sách, bài thuyết giảng của ông truyền cảm hứng, giúp cho rất nhiều người thay đổi góc nhìn về cuộc sống.

Những đầu sách hay của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Không diệt không sinh đừng sợ hãi, Con đã có đường đi, Muốn an được an, An lạc từng bước chân, Đường xưa mây trắng, Gieo trồng hạnh phúc, Từng bước sen nở, Để có một tương lai, Hạnh phúc cầm tay,…

Cảm nhận về sách

Được sống, được tồn tại trên cuộc đời này là một loại may mắn. Con người thường tìm kiếm hạnh phúc ở những nơi xa xôi nào đó, nhiều người cho rằng phải có nhiều tiền, có nhà có xe mới là hạnh phúc. Có người mất cả đời để chiêm nghiệm về những triết lý hạnh phúc. Thế nhưng hạnh phúc chẳng ở đâu xa xôi, nó ở ngay cạnh chúng ta. Sống cho hiện tại, trân trọng những điều nhỏ bé của cuộc sống đem lại bạn sẽ thấy an yên thay vì luôn tìm kiếm những giá trị xa vời ngoài kia.

Cuốn sách Tĩnh lặng của thiền sư Thích Nhất Hạnh nhắc nhở chúng ta khi được sống trong xã hội đầy đủ tiện nghi cũng đừng quên rằng bất cứ sự tiện nghi nào cũng có hai mặt của nó. Những âm thanh hỗn tạp của cuộc sống xung quanh đôi khi khiến chúng ta bị choáng ngợp và không thể tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn.

Chừng mực với tiếng ồn

Hàng ngày chúng ta được tiếp nhận rất nhiều thông tin, âm thanh và cả tiếng ồn từ những thứ đang diễn ra xung quanh, kể cả bạn sống ở vùng quê nào đó cũng không thể tránh khỏi tiếng ồn từ xe cộ, kẻ qua người lại,… Khi bạn không giao tiếp với bất kì ai bạn cũng sẽ lắng nghe âm thanh từ điện thoại, giống như cái cách vừa ngủ dậy chúng ta cầm ngay vào điện thoại. Một ngày mới của chúng ta có thể bắt đầu bằng tiếng chuông báo thức, tiếng ồn của xe cộ ngoài đường,… rất nhiều âm thanh được trộn lẫn lại với nhau.

Khi trở về nhà, bạn không nghe nhạc, không nghe bất cứ âm thanh nào nhưng bên trong bạn tâm trí vẫn không ngừng suy nghĩ về… thế nên chúng ta luôn luôn chịu nhiều áp lực, mệt mỏi mà chúng ta chẳng biết nó đến từ đâu.

tinh-lang-suc-manh-cua-tinh-lang-trong-the-gioi-huyen-nao-2

Nhiều người sợ im lặng, đó là lần cả nước trở nên im lặng khi dịch Covid 19 ập đến, mọi người đều ở nhà, cách duy nhất có thể giao tiếp với nhau đó là gọi điện thoại, nhắn tin. Nhiều người cảm thấy trống vắng, khó chịu vì không nghe thấy những âm thanh ồn ào như hàng ngày nữa.

Thế nhưng cuộc sống cũng cần có những giây phút yên lặng, yên lặng để cảm nhận cuộc sống, để bạn có thể chậm rãi cảm nhận những điều đã qua. Dù bạn có sống trong môi trường đầy ắp tiếng ồn cũng đừng quên rằng tạo cho bản thân một môi trường yên tĩnh để từ đó sống tích cực hơn mỗi ngày.

“Để trải nghiệm trọn vẹn cuộc sống này với tư cách một con người, tất cả chúng ta cần phải tìm cho ra mong ước sâu sắc nhất của mình, để thực hiện những điều lớn lao hơn cái bản ngã cá nhân. Điều này có thể là động lực mạnh mẽ để thay đổi cách sống của ta, giúp ta tìm được sự lắng dịu từ những tiếng lao xao đầy ắp trong đầu.”

Lắng nghe sâu

Tâm trí chúng ta luôn đầy ắp những suy nghĩ, đôi khi bạn chẳng còn chỗ để lắng nghe người khác và lắng nghe chính mình. Bởi cuộc sống bắt chúng ta phải ghi nhớ rất nhiều từ kiến thức học tập, ghi nhớ thông tin trong công việc và vô câu chuyện khác nhau. Đôi khi chúng ta quên mất rằng bản thân ta cũng cần có khoảng im lặng để hiểu bản thân mình hơn.

“Để thực tập lắng nghe sâu, trước tiên ta phải có thời gian để nhìn sâu vào tự thân, nhìn sâu vào người trước mặt mình, để ngôn từ có khả năng chế tác được sự hiểu biết, cảm thông và làm vơi đi nỗi khổ đau của cả hai bên.”

Để sống hạnh phúc và trọn vẹn hơn mỗi ngày, chúng ta cần nuôi dưỡng con đường tâm linh trong cuộc sống hàng ngày, tạo cho bản thân cơ hội được lắng nghe bản thân, lắng nghe mọi người xung quanh nhiều hơn nữa. Sự bình an trong cuộc đời xuất phát từ bản thân mỗi người nó chế tác được bằng mỗi bước chân, mỗi hơi thở của ta. Và khi bạn lắng nghe người khác bạn sẽ hiểu hơn về họ. Khi hiểu hơn về nhau chúng ta sẽ cảm thông, yêu thương nhau nhiều hơn.

“Im lặng” cũng cần phải thực hành, nếu mỗi ngày bạn dành thời gian để thực tập im lặng dù chỉ một vài phút thôi chúng ta sẽ ít bị “kẹt vào ngôn từ” hơn. “Nếu ta lắng nghe bằng tâm tĩnh lặng, thì mỗi tiếng chim, mỗi tiếng gió thủ thỉ qua cành thông sẽ nói chuyện với ta.”

tinh-lang-suc-manh-cua-tinh-lang-trong-the-gioi-huyen-nao-3

Trích dẫn đoạn hay trong sách

Càng thường xuyên trở về ngôi nhà đích thực của chính mình, càng có nhiều thời gian thực tập chánh niệm thì ta càng ý thức được nỗi khổ đau của ta. Hơi thở chánh niệm và sự vắng lặng không những giúp ta tiếp xúc với niềm vui, mà còn giúp ta tiếp xúc được với nỗi đau, đặc biệt là khi ta ý thức hơn về nỗi đau mà ta đang trốn chạy.

Chúng ta có một khuynh hướng tự nhiên là muốn trốn chạy khổ đau. Nhưng không có khổ đau thì ta không thể lớn lên thành người.

Đối diện với khổ đau bằng cách này thì chúng ta sẽ bớt khổ đi nhiều, khổ đau có thể tự nó được chuyển hóa dễ dàng hơn.

Thay vì tiếp tục chạy trốn khổ đau hay đẩy khổ đau vào những xó xỉnh xa xôi nào đó trong tâm thức, ta chỉ cần nhận diện nó.

Nếu không bao giờ khổ đau, ta sẽ không có nền tảng hoặc động lực để phát triển trí tuệ và từ bi. Khổ đau rất quan trọng. Chúng ta phải học cách nhận diện và ôm ấp khổ đau vì ý thức về khổ đau sẽ giúp ta lớn lên.

Lời kết

Tĩnh lặng – cuốn sách giúp chúng ta hiểu hơn về bản thân, về sự vật hiện tượng xung quanh mình. Hòa nhập vào cuộc sống tiện nghi của công nghệ hiện đại nhưng không quên những âm thanh vốn có của tự nhiên, sống là phải biết lắng nghe bản thân, lắng nghe mọi người xung quanh. Thấu hiểu và yêu thương là những điều chúng ta cần làm để có được cuộc sống bình an.

Xem thêm:

  • Top những cuốn sách hay nhất của thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Top 5 cuốn sách hay về sự tĩnh tâm giúp bạn sống cuộc đời bình yên
  • Review sách Mỗi ngày đều đóng vai một người lớn điềm tĩnh
 

Nguồn: https://www.reader.com.vn/tinh-lang-suc-manh-cua-tinh-lang-trong-the-gioi-huyen-nao-a918.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *