Người kể chuyện tuổi trẻ – Chất liệu của sự viết là nỗi buồn

Người kể chuyện tuổi trẻ – Chất liệu của sự viết là nỗi buồn

Bạn đang xem bài viết Người kể chuyện tuổi trẻ – Chất liệu của sự viết là nỗi buồn được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Thanh xuân của chúng ta từng điên cuồng theo đuổi một người, từng cố chấp chạy theo ước mơ, bị bạc đãi, bị cuộc sống dạy cho những bài học nhớ đời,… vậy mà thanh xuân của chúng ta lại đẹp đến lạ thường. Người kể chuyện tuổi trẻ ghi chép lại hành trình bạn đã từng đi qua, mang đến cho bạn động lực để tiếp tục vượt qua khó khăn hướng đến tương lai phía trước!

nguoi-ke-chuyen-tuoi-tre-chat-lieu-cua-su-viet-la-noi-buon-1

Vài nét về tác giả Vũ Hoàng Long

Học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông và văn hóa; từng có nhiều ấn phẩm xuất bản trong nước và quốc tế về lĩnh vực nghiên cứu của mình.

Đặc biệt quan tâm tới cuộc sống của người trẻ trong thời đại thị trường và toàn cầu.

Một số tác phẩm của Vũ Hoàng Long: Người kể chuyện ngỗng, Kiếp người.

Cảm nhận về sách

Người kể chuyện tuổi trẻ bao gồm 40 tập bút ký viết về kỷ niệm tuổi trẻ với nhiều câu chuyện có màu sắc khác nhau. Trong những câu chuyện ấy vui có, buồn có tạo nên nhiều góc nhìn cho người trẻ. Hy vọng tất cả chúng ta đều vui vẻ tận hưởng cuộc sống của mình, thay đổi thái độ sống để sống một tuổi trẻ rực rỡ nhất!

Dù muốn hay không ai trong chúng ta cũng phải lớn lên, không có bất cứ ngoại lệ dành cho một ai. Mốc trưởng thành của mỗi người không giống nhau, có người vì hoàn cảnh bắt buộc phải trưởng thành ở độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Một số khác khi đạt đến độ tuổi 18, 20 bước chân ra xã hội ngoài kia bươn chải mới biết thế nào là trưởng thành.

Sự đồng cảm

Có một sự thật, chúng ta dành rất nhiều thời gian cho mạng xã hội, chúng ta dễ dàng vui vẻ bởi những con số yêu thích, bình luận trên mạng nhưng lại quên sống thật với bản thân. Ở không gian ảo, người ta buông lời cay đắng, người ta miệt thị nhau bởi họ nghĩ rằng tất cả đều là ảo. Thế nhưng người ở phía sau màn hình máy tính là người thật, họ có cảm xúc, họ biết tổn thương. Vậy mà chúng ta lại chẳng thể đồng cảm với họ, tệ thật… Đời sống số khiến con người ta trở nên vô cảm đến lạ lùng, để kiếm tiền con người ta có thể chà đạp nhau, có thể “bóc phốt” nhau để câu like, câu view,… Họ lừa gạt tình cảm người khác chỉ vì muốn nổi tiếng, chia tay nhau cũng trở thành vấn đề được bàn luận rất nhiều trên mạng xã hội. Có không ít người chỉ nghe câu chuyện từ một phía đã mang người khác làm trò đùa, nói xấu, chửi bới họ trên mạng.

nguoi-ke-chuyen-tuoi-tre-chat-lieu-cua-su-viet-la-noi-buon-2

Sự đồng cảm không chỉ khiến chúng ta cảm thấy được chữa lành, được an ủi và được yêu thương. Rõ ràng chúng ta biết rằng cuộc sống ngoài kia rất tàn nhẫn vậy sao lại nỡ làm tổn thương nhau bằng những câu nói… Sự đồng cảm sẽ giúp bạn lan tỏa thật nhiều yêu thương đến bản thân, đến thế giới ngoài kia, đến những người bạn yêu thương.

“Đời sống số, thật khó để tránh khỏi những lần lời qua tiếng lại trên mạng xã hội. Sau những lần như vậy, ta có thể đỏ bừng trong sự thù ghét, cũng hả hê nếu tự thấy mình chiến thắng trong một cuộc tranh luận, rồi trống rỗng tuyệt đối khi chẳng hiểu tại sao mình phải tranh cãi. Trên mạng xã hội, sự quan trọng của bản thân có thể bắt đầu và kết thúc trong một vài tiếng đồng hồ, thế rồi người ta đi nói chuyện khác.”

Ai cho tôi biến mất một ngày?

Giữa cuộc sống bộn bề để tìm cho mình không gian bình yên thật khó, âm thanh hỗn tạp của cuộc sống xuất hiện mỗi ngày khiến bạn cảm thấy đôi khi có chút khó chịu và không thể tìm được niềm vui cho chính mình. Chúng ta ít có thời gian để lắng nghe bản thân, để được sống đúng nghĩa với thứ mình yêu thích.

Một ngày biến mất khỏi những deadline, ngắt kết nối với thế giới bên ngoài để chúng ta có dịp nghỉ ngơi đúng nghĩa, bước chậm lại để cảm nhận cuộc sống và những chuyện đã qua.

“Tôi muốn được biến mất, ngắt kết nối với thế giới ngoài kia một ngày. Không còn những cú điện thoại đòi việc hoặc nhận hàng online, không còn nỗi ám ảnh phải hiện diện trong ánh nhìn của kẻ khác, không còn những biến cố xảy ra ngoài kia có liên đới đến mình.”

Cuộc đời là chuỗi đổi thay

Ngày còn bé chúng ta được thỏa thích vui chơi, không lo nghĩ về cơm áo gạo tiền chỉ cần chăm ngoan học giỏi. Con đường lúc ấy chỉ xoay quanh việc đi học và về nhà. Lớn hơn một chút, lúc học cấp 3 chúng ta bắt đầu đối diện với sự kiện quan trọng nhất đời người đó là chọn học đại học hay đi làm… Lớn thêm chút nữa khi thật sự bước chân vào thế giới của người trưởng thành bạn lúc này nhận ra sự thay đổi là tất yếu. Chúng ta không thể mang tâm hồn của một đứa trẻ để đối diện với khó khăn trong thế giới của người lớn.

Đừng sợ thay đổi vì nếu không thay đổi bạn sẽ chẳng thể phát triển, hãy bước ra khỏi vỏ bọc của mình, dũng cảm làm thứ mình thích. Sai rồi có thể sửa, chẳng ai hối hận vì đã làm, chúng ta chỉ hối hận vì không làm.

“Có cuộc đời ai vẹn toàn? Tôi không nghĩ là tiêu chuẩn ấy thật sự tồn tại. Vốn dĩ sự sống đã luôn xảy ra khi ta đối mặt với cả diễm lệ và sự bỗ bã của số phận. Tôi sẽ nhớ sự sợ hãi và có phần bẽ bàng của mình lúc này. Chỉ khi còn sống, tôi mới được trải qua những thứ như vậy.”

nguoi-ke-chuyen-tuoi-tre-chat-lieu-cua-su-viet-la-noi-buon-3

Trích đoạn hay trong sách

Tôi không trả lời được vật chất có biết đau hay không, nhưng tôi biết ký ức của tôi khi được hồi cố từ những tương tác hằng ngày khiến cơ thể tôi có cảm giác. Cảm giác là không lời nào diễn tả được. Khi ký ức ùa về, cảm giác làm da gà nổi đầy cánh tay, làm mắt ứa lệ, làm một số cơ trên cơ thể co giật. Thông qua màng lọc của ngôn ngữ và văn hóa – chính là những diễn giải dài dòng về ký ức, tự sự và quan niệm – ta mô tả cảm giác vừa trải qua thành ngôn từ. Sự – đau đó là cảm xúc.

Cảm giác không chỉ xuất phát từ cơ thể, mà còn được gợi ra từ những trải nghiệm ở hiện tại, song song với ký ức ở quá khứ, kéo ta vào miền của những trải nghiệm với những người khác như bố mẹ ta chẳng hạn. Ta càng cố định nghĩa và giản lược cảm giác thành ngôn từ bao nhiêu, ta càng thấy sự xuất hiện của nó ở mọi chốn, làm phơi bày sự phụ thuộc của ta vào kẻ khác. Cảm giác nằm lơ lửng giữa người với người, giữa người với vật chất, giữa người với ký ức.

Lời kết

Người kể chuyện tuổi trẻ – mỗi người đều sẽ trải qua quãng thời gian tuổi trẻ rực rỡ, có nhiều kỷ niệm mà sau này khi về già chúng ta không thể quên. Hy vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn có thật nhiều, thật nhiều những trải nghiệm thú vị để chúng ta có thêm hành trang bước vào đời.

Review bởi Dương Hạnh

Nguồn: https://www.reader.com.vn/nguoi-ke-chuyen-tuoi-tre-chat-lieu-cua-su-viet-la-noi-buon-a936.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *