Giấy rách phải giữ lấy lề

Giấy rách phải giữ lấy lề

Bạn đang xem bài viết Giấy rách phải giữ lấy lề được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Câu thành ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” ý muốn nhắc nhở chúng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng giữ gìn phẩm chất đạo đức.

Câu thành ngữ Giấy rách phải giữ lấy lề

Giấy rách phải giữ lấy lề

Giấy dùng để viết, vẽ in ấn. Từ giấy trong tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” nhắc đến chính là loại giấy mà học sinh thường dùng. Thông thường trên tờ giấy thường có một đường kẻ, đường kẻ này phân định tờ giấy làm 2 phần theo chiều dọc. Người ta gọi khoảnh giấy trắng chừa ra bên trái tờ giấy là lề. So với diện tích cả tờ giấy thì phần lề chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng nó lại đóng một vai trò rất quan trọng, nếu một tờ giấy có lề trông sẽ đẹp mắt hơn rất nhiều. Mục đích của lề giấy chính là để giáo viên dễ dàng viết số điểm hoặc để lại nhận xét thế nên dường như nó đã trở thành thói quen, trên một tờ giấy trắng người ta thường kẽ lề.

Có thể nói phần lề trở thành cái gốc rễ không thể thiếu, ai cũng cần phải giữ gìn nó cẩn thận để cuốn vở của mình trình bày được đẹp, sạch sẽ. Khi một tờ giấy bị rách nếu còn phần lề thì xem như nó vẫn còn giá trị còn nếu mất đi lề tờ giấy sẽ giống như một thứ bỏ đi.

Phẩm chất đạo đức là điều mà ai cũng cần phải gìn giữ

Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” mượn hình ảnh giấy để ẩn dụ cho cuộc đời của một con người. Lề được ví như phẩm chất đạo đức có nghĩa là dù cuộc đời có khó khăn như thế nào thì bạn cũng phải giữ gìn đạo đức. Ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được đánh mất lòng tự trọng.

Giấy rách phải giữ lấy lề - Phẩm chất đạo đức là điều mà ai cũng cần phải gìn giữ

Ngày nay thường có nhiều người đổ lỗi cho hoàn cảnh, vì hoàn cảnh quá khó khăn thế nên họ đã đi ăn trộm, ăn cắp. Bạn nghèo khổ nhưng vẫn giữ gìn được đạo đức người khác sẽ quý trọng bạn còn nếu bạn đánh mất lòng tự trọng, làm ngược với những giá trị đạo đức thì người khác sẽ xem thường bạn.

Hoàn cảnh khó khăn giúp chúng ta vươn lên

Không ai trong chúng ta có thể quyết định nơi mình sinh ra, bố mẹ sinh ra mình là ai. Mỗi một hoàn cảnh gia đình khác nhau sẽ nuôi dưỡng những đứa trẻ thành những người khác nhau. Có người ở hoàn cảnh khắc nghiệt họ lại càng muốn vươn lên, ngược lại có người sinh ra đã sống trong cảnh giàu có thế nên họ chỉ muốn dựa dẫm vào bố mẹ chứ không muốn cố gắng.

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng cần phải giữ gìn phẩm chất đạo đức của mình. Xã hội sẽ quý trọng những ai nghèo khổ nhưng biết cố gắng vì tương lai chứ không phải lấy lý do đó để ngụy biện cho sự lười biếng và tha hóa trong nhân cách của mình.

Không có một ai bắt bạn phải đóng vai kẻ xấu mà đây chính là sự lựa chọn của bạn. Làm ăn chân chính, kiếm tiền dựa trên sức lao động của mình thì không có gì là khó khăn. Hãy nhớ rằng những đồng tiền kiếm được dựa trên sự lao động bất chính sẽ không thể lâu dài. Đến một ngày việc bạn làm ăn bất chính cũng sẽ bị phát hiện và người chịu thiệt thòi không ai khác là bạn.

Nhiều hoàn cảnh khó khăn, không đủ cơm ăn, áo mặc thế nhưng họ vẫn giữ được lòng tự trọng, mỗi ngày đều lao động chăm chỉ để thoát nghèo. Những tấm gương như thế này rất đáng để chúng ta noi theo, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng gìn giữ đạo đức. Cũng có những người luôn mang hoàn cảnh đáng thương của mình để đi xin ăn khắp nơi. Thanh niên sức dài vai rộng không lo đi kiếm ăn mà chỉ toàn đóng giả người bị tật nguyền để đi xin ăn mà không phải lao động vất vả. Siêng ăn nhác làm chính là lối sống của một số bộ phận thanh niên hiện nay. Nghèo không xấu cái xấu chính là bạn làm việc bất chính để kiếm tiền, đổ lỗi vì hoàn cảnh.

Sống trên đời nhất định phải gìn giữ đạo đức, lòng tự trọng của mình. Đừng lấy bất cứ lý do gì để bao biện cho cách sống vô tổ chức, vô kỷ luật và tha hóa nhân cách của bản thân. Mỗi ngày hãy học tập, hãy trau dồi bản thân và phát triển kỹ năng nhiều hơn nữa. Trong mỗi giai đoạn chúng ta đều phải cố gắng, cố gắng hoàn thiện bản thân.

Luật nhân quả không bỏ sót một ai

Xã hội phát triển, cơ hội làm việc của chúng ta cũng rộng mở hơn thế nên để tìm được công việc nuôi sống bản thân không quá khó khăn. Nếu bạn làm ăn chân chính mọi thứ sẽ tốt đẹp lên còn nếu bạn làm ăn bất chính luật nhân quả sẽ đến tìm bạn.

Đừng để luật nhân quả đến rồi mới bắt đầu tin, sống trên đời nhất định phải giữ gìn phẩm chất đạo đức. Dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào cũng không được nghĩ đến làm việc bất chính vì trước sau không sớm thì muộn bạn sẽ phải trả giá cho hành động của mình.

Lời kết

Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/giay-rach-phai-giu-lay-le-a783.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *