Bạn đang xem bài viết Review sách Gã nghiện giày được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
“Gã nghiện giày” là một cuốn tự truyện của Phil Knight – founder đồng thời là chủ tịch của hãng giày Nike là một trong những hãng giày thể thao rất nổi tiếng trên toàn thế giới. Cuốn sách kể về hành trình ra đời và phát triển của Nike kể từ những ngày đầu mới thành lập ở trong một căn hầm nhỏ với cái tên Blue Ribbon cho đến sau này đổi tên thành Nike. Cuốn sách chính là đúc kết của quá trình làm việc không ngưng nghỉ của nhà sáng lập Nike, một người yêu giày và cũng rất yêu sách.
1. Giới thiệu tác giả
Phil Knight tên thật là Philip Hampson Knight sinh năm 1938 là một tỷ phú, là người đồng sáng lập và là chủ tịch danh dự của tập đoàn Nike. Ông từng giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị và CEO của tập đoàn này trong nhiều năm. Phil Knight được tạp chí Forbes xếp hạng 24 trong số những người giàu nhất trên thế giới với khối tài sản trị giá 53 tỷ đô la Mỹ vào tháng 2 năm 2021.
Ông hiện cũng đang là chủ sở hữu của công ty sản xuất phim hoạt hình Laika. Knight cũng được biết đến như là một nhà hoạt động từ thiện tích cực khi ông đã quyên góp hàng trăm triệu đô la Mỹ cho những trường học cũ của mình, cùng với đó là trường đại học Khoa học và Y tế Oregon.
2. Giới thiệu tác phẩm
Bill Gate cho rằng đây là cuốn sách thực tế và trung thực một cách đáng ngạc nhiên, một câu chuyện rất thú vị, được kể lại bằng một người kể chuyện xuất sắc, còn Warren Buffet nhận xét đây là cuốn sách hay nhất trong năm ông đã từng đọc. Cho đến khi đọc những dòng cuối cùng của cuốn sách, phần lời cảm ơn, độc giả sẽ càng hiểu vì sao một con người như Phil có thể làm được những điều vĩ đại như vậy.
3. Review sách Gã nghiện giày
Trong cuốn sách, Phil Knight đã thuật lại câu chuyện của chính cuộc đời mình, từ lúc còn là một sinh viên cao học, vừa mới làm xong luận án tốt nghiệp. Đồng thời ông cũng là một vận động viên điền kinh tại trường học của mình, nhưng ông khó có thể tiến xa được vì thành tích không quá xuất sắc. Ý tưởng kinh doanh giày đã hình thành từ bài luận cuối khóa của ông. Sau khi tốt nghiệp, như nhiều bạn đồng lứa khác, ông phải loay hoay tìm hướng đi cho cuộc đời mình trong một xã hội hỗn loạn trong bối cảnh thế chiến thứ 2 vừa mới chấm dứt. Tuy nhiên, ông đã đi đến một quyết định táo bạo là đi du lịch vòng quanh thế giới, với điểm đến mục tiêu là Nhật Bản, công xưởng sản xuất giày thể thao tại thời điểm đó, với số vốn vay mượn từ người cha của mình.
Ông mong muốn được trở thành nhà phân phối của Onitsuka tại Hoa Kỳ vì Onitsuka là một thương hiệu giày khá nổi thời điểm đó với những đôi giày chạy bộ chất lượng. Trở về Mỹ, Phil Knight đã cùng với Bill Bowerman, người thầy cũ đồng thời cũng là một huấn luyện viên điền kinh rất nổi tiếng góp vốn để thành lập nên Blue Ribbon, tiền thân của Nike và chính thức nhập giày Onitsuka bán tại thị trường Mỹ. Trải qua một vài năm với danh nghĩa nhà phân phối cho thương hiệu giày này, họ đã đưa Onitsuka trở thành một thương hiệu lớn tại Mỹ với doanh số tăng trưởng chóng mặt qua các năm. Mặc dù vậy, Phil Knight và Blue Ribbon đã không thể cùng Onitsuka đi tiếp để nối dài chuỗi ngày thành công khi mà hai bên đã có những xung đột không thể hòa giải. Hai bên đã kiện nhau ra tòa, và ở phiên tòa tại Mỹ, Blue Ribbon đã giành chiến thắng.
Cũng như người khởi nghiệp khác, từ bỏ một thương hiệu đang làm ra tiền để phát triển một thương hiệu riêng của mình quả thật là không hề dễ dàng. Phil cũng phải đối mặt với sự cô đơn vì không có người ủng hộ, thiếu vốn, ngân hàng từ chối cho vay, những người cộng sự phàn nàn, đối tác phản bội,…Hết khó khăn này đến khó khăn khác lần lượt kéo đến. Dù ông đã cố gắng vượt qua từng chút một, nhưng cũng đôi khi thử thách khiến Phil Knight rơi vào khủng hoảng. Toàn bộ thời gian và sức lực được dồn hết cho Nike khiến cho ông không có đủ thời gian để quan tâm chăm lo cho gia đình, chăm lo cho sức khỏe của mình.
Khoảng thời gian đó như một thử thách năng lực của ông, lúc công ty đang rơi vào khó khăn Phil cảm thấy bế tắc, ông chẳng biết mình phải làm gì ngoài việc quay lại chạy một cách điên cuồng giữ đêm tối. Giống như việc người ta thường quay về với nơi quen thuộc mà ở đó họ đã bắt đầu khi gặp khó khăn, vấp ngã. Cũng chính nhờ những chặng đường chạy dài đó, ông đã tìm lại được sự bình tĩnh để tiếp tục đối mặt với thử thách, và cả những khó khăn lớn hơn sau này trên con đường phát triển của Nike. Sau tất cả, bằng mọi sự nỗ lực và cố gắng điều mà Phil Knight nhận lại được không chỉ có Nike phát triển lớn mạnh mà còn có cả những thứ vô cùng tuyệt vời mà không gì có thể so sánh được.
Ông đã có được những thứ mà rất nhiều người mơ ước. Một nhóm cộng sự gồm những người cùng với Phil phát triển Nike ngay từ khi mới thành lập. Dù không hoàn hảo nhưng mỗi người là một mảnh ghép kết hợp lại trở thành một khối hoàn chỉnh để giúp Nike trở nên lớn mạnh. Phil có một người vợ luôn ở bên cạnh ủng hộ chồng và chăm sóc cho cả gia đình khi ông phải giành toàn bộ thời gian của mình cho công ty, mà bà không có một lời phàn nàn, chỉ trích hay yêu cầu ông phải làm gì. Và có một đối tác cấp vốn đáng tin cậy và dần dần sau này trở thành một trong những người bạn thân thiết của cả gia đình ông.
Sau khi đọc cuốn sách, bạn đọc sẽ nhận được rất nhiều bài học từ một gã nghiện giày thành một nhà sáng lập hãng giày nổi tiếng bậc nhất thế giới. Ông đã tận dụng tuổi trẻ của mình để học hỏi và khám phá. Ông làm những điều mình thích và tìm những người đồng hành đáng tin cậy trong cả công việc và cuộc sống cá nhân. Một trong những bài học quan nhất đối với Knight chính là luôn luôn có kế hoạch B dự phòng. Vì nếu 1 năm trước Phil không nhanh chóng có kế hoạch dự phòng thì sự kết thúc hợp đồng với Onitsuka chắc chắn đồng nghĩa là kết thúc với Blue Ribbon. Và bài học tiếp theo là mang lại hi vọng và niềm tin cho đồng đội của mình. Để nâng cao tinh thần của nhân viên khi Blue Ribbon/Nike gặp khó khăn, Phil Knight đã đưa ra một câu chuyện về hy vọng, lạc quan và tự tin. Câu chuyện đã có hiệu lực khi khôi phục tinh thần của nhân viên Blue Ribbon và tạo nên một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu Nike như hiện nay. Và bài học cuối cùng là hãy trân trọng thời gian giành cho gia đình.
Toàn bộ cuốn sách, Phil Knight thể hiện mãnh liệt tình yêu của mình với bộ môn chạy bộ, ngay cả ở thời điểm chạy bộ bị xem là một trò chơi vớ vẩn của những kẻ nhàn rỗi. Ông và những người sáng lập của Nike, là những tín đồ thật sự cảu môn điền kinh. Chính điều này đã thôi thúc Nike cải tiến ngày qua ngày những công nghệ trên đôi giày đứa con tinh thần của mình. Khi bạn cố gắng làm gì đó bằng cả trái tim, thành công sẽ tự tìm đến. Dù tác giả không đưa ra bất cứ bí quyết, chiến lược, hay những bước hành động dành cho các doanh nhân. Nhưng qua câu chuyện và cách xử lý của ông, mọi người sẽ học được rất nhiều bài học về tinh thần khởi nghiệp, vượt qua mọi khó khăn và thất bài, những điều mà bạn không thể tránh khỏi.
Dù “Gã nghiện giày” chỉ là một cuốn sách nhỏ bé nhưng nó truyền tải được những thông điệp và bài học ý nghĩa. Nếu bạn đang có mong muốn trở thành một doanh nhân rất nên tìm đọc cuốn sách này.
Nguồn: https://www.reader.com.vn/review-sach-ga-nghien-giay-a520.html