“Đời thừa” – Bi kịch văn chương của một nhà văn chân chính

“Đời thừa” – Bi kịch văn chương của một nhà văn chân chính

Bạn đang xem bài viết “Đời thừa” – Bi kịch văn chương của một nhà văn chân chính được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Đời thừa” là tuyển tập truyện ngắn nổi tiếng của cây bút lão làng Nam Cao. Tác phẩm được tuyển chọn từ những truyện ngắn đặc sắc bậc nhất của Nam Cao xoay quanh cuộc sống người trí thức, với những tuyên ngôn để đời của nhà văn Nam Cao về văn chương và nghệ thuật. “Đời thừa” được xem là một tác phẩm tạo nên đường may tinh tế trên dải lụa của nền văn học nước nhà vào những năm trước Cách mạng Tháng Tám, tác phẩm là một khúc bi ca đẫm lệ về số phận bất hạnh của người tri thức trong xã hội cũ. 

“Đời thừa” – Bi kịch văn chương của một nhà văn chân chính
“Đời thừa” – Bi kịch văn chương của một nhà văn chân chính

Nam Cao – Bậc thầy trong dòng văn học viết về hiện thực xã hội

Nam Cao là một trong những cây bút chủ lực của văn đàn Việt Nam lúc đương thời, giọng văn của ông có sự pha trộn giữa lối viết chua chát, tàn nhẫn nhằm tố cáo hiện thực đương thời; tuy nhiên ẩn sâu bên trong là sự ấm nóng của tình thương, đó là điểm nhấn đặc biệt làm nên đời văn bất hủ của Nam Cao.

Nam Cao hướng ngòi bút vào những gì thật nhất diễn ra trong cuộc sống nhưng không bê nguyên hiện thực vào văn chương mà dùng sự tài hoa bậc thầy của mình để đưa tác phẩm lên một tầm cao mới. Ngoài tập truyện ngắn “Đời thừa” thì Nam Cao còn để lại kho tàng những tác phẩm bất hủ có thể kế đến như: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn. 

Chân dung nhà văn bậc thầy của nền văn học Việt Nam - Nam Cao
Chân dung nhà văn bậc thầy của nền văn học Việt Nam – Nam Cao

Đời thừa – Khúc bi ca của những kiếp người cùng khổ 

Nếu như tác phẩm “Chí Phèo” mang đến cho người đọc cảm giác uất nghẹn về một con người vì định kiến, vì nghèo khổ mà bị đẩy vào bước đường cùng phải tha hóa, mất nhân cách thì sang đến “Đời thừa”, Nam Cao lại xuất phát điểm từ những nỗi đau của cuộc đời nhà văn mà xây dựng một nhân vật tới tình thương hoàn mỹ. Tác phẩm được xem là máu chảy từ tấm lòng của người nghệ sĩ thấm lên từng trang văn, phác họa nên cuộc đời vừa chua xót vừa cay nghiệt nhưng vẫn luôn giữ được ánh sáng lương tri ấm áp của nhân vật. 

Câu chuyện “Đời thừa” xoay quanh cuộc đời nhân vật Hộ, anh là một văn sĩ luôn đòi hòi sự toàn mỹ trong văn chương và cố gắng lấy đó làm lý tưởng sống, tuyên ngôn làm nghệ thuật của mình. Anh chọn cách sống và cống hiến vì cái đẹp trong văn chương, anh thận trọng trong từng câu từ của mình và bởi vậy mà tiền nhuận bút anh kiếm được chỉ đủ để bản thân sống một cuộc đời eo hẹp. Và rồi cuộc đời nghèo khổ đã đưa đến cho Hộ những bi kịch không lối thoát. 

Bi kịch đầu tiên của anh là sự say mê con chữ, Hộ căm ghét lối viết văn vội không chút kì công, anh luôn tự nhắc bản thân rằng những câu chữ mình viết ra không phải là “gói mì ăn liền” để người ta đọc xong rồi quên lãng mà muốn đó phải là một tác phẩm khiến độc giả dù đi đâu, làm gì vẫn ghi nhớ. Vậy nên sự kỳ công trong xây dựng con chữ, số tiền mà anh kiếm được chỉ đủ để sống qua ngày, sống vật vã nghèo khổ giữa một xã hội mà đồng tiền ngự trị. 

Bi kịch thứ hai của Hộ là tình thương, chính điều này đã làm nên tất cả đau khổ của đời anh. Hộ nhìn thấy nỗi đau của Từ, một người con gái vì tình yêu mà lỡ làng cả đời, Hộ đang dang tay ra để cưu mang và giúp Từ làm lại cuộc đời. Chẳng có gì cao cả và nghĩa hiệp hơn thế bởi trong cái sự nghèo đói, túng thiếu mà Hộ vẫn không bị những điều đó chèn ép mà trở nên ích kỷ độc đoán, từ sâu bên trong tâm hồn anh vẫn đầy ắp ánh sáng của lương tri ấm áp. Thế nhưng chẳng ai có thể thoát khỏi cái nghèo khó của xã hội hiện thực ấy, cuộc sống về sau lại càng khó khăn, kinh tế của gia đình không đủ chống đỡ cho tất cả miệng ăn trong gia đình nên Hộ đã phải gạt đi cái tuyên ngôn nghệ thuật của mình để cho in những bài báo viết vội, vì nỗi lo cơm áo mà anh phải bán rẻ đi lý tưởng của bản thân. 

Tác phẩm xoay quanh nhân vật Hộ cùng những bi kịch mà anh phải chịu đựng
Tác phẩm xoay quanh nhân vật Hộ cùng những bi kịch mà anh phải chịu đựng

Chính nghèo đói đã siết chặt nhân tính của Hộ, anh sinh bẩn tính cáu gắt và cảm thấy chán ghét tiếng khóc của những đứa con thơ và người vợ không biết làm gì để kiếm ra tiền để rồi có những lúc Hộ còn muốn vật một phát cho chết hết thảy mấy mẹ con Từ. Thế là Hộ không tìm ra lối thoát cho bản thân, cứ sống vật vã để rồi dẫm đạp lên những ước mơ sống cao cả của mình, anh tìm đến men rượu và khi men rượu thấm vào lý trí, Hộ trút giận lên người Từ. Từ những lúc ấy luôn cam chịu, lặng lẽ hứng chịu mọi sự tàn bạo của chồng để rồi sớm mai khi Hộ thoát khỏi cơn say, anh lại tự trách mình khốn nạn vì những lời lẽ, hành động đã làm với vợ.

Chúng ta thấy được ở mỗi nhân vật mà Nam Cao xây dựng đều mang trong mình một dấu ấn riêng biệt, với Hộ cũng vậy. Nam Cao đã dồn anh vào tận cùng của sự bế tắc để rồi nêu bật lên một hiện thực nghiệt ngã trong xã hội lúc bấy giờ, một xã hội thối nát mục rữa chỉ vì đồng tiền mà hủy hoại bao nhiêu con người, sống không bằng chết. Và từ những bi kịch được tạo nên, Nam Cao lại nhấn mạnh ánh sáng lương tri và lý tưởng đúng đắn của văn học đối với Hộ cũng như tầng lớp người trí thức nghèo lúc bấy giờ, dù bị đẩy đến cùng đường vẫn không quên sự lương thiện vốn có. 

Đời thừa là những giọt nước mắt rơi trong sự khốn cùng

Hình ảnh giọt nước mắt của Hộ được xem là hạt bụi vàng toàn bộ truyện, một điểm sáng làm bật lên giá trị của tác phẩm “Đời thừa”, khiến người đọc nhớ mãi và ấn tượng về nhân vật Hộ. 

Tiếng khóc của Hộ bật ra như sự bế tắc của anh khi đứng giữa hai bi kịch lớn của cuộc đời anh, Hộ không thể từ bỏ tình thương để sống một cuộc đời chân chính cũng chẳng thể cân bằng được sự yêu thương và cơm áo gạo tiền. Anh bật khóc trước mặt vợ như một đứa trẻ thơ, anh thật sự đã quá mệt mỏi khi sống giữa cuộc đời như thế này. Cuộc sống không để cho Hộ làm một người chồng, người cha tốt. Cơm áo gạo tiền đã biến chất một con người nhân từ, sống yêu thương trở thành một người chồng vũ phu và tệ bạc. Chẳng còn như lúc ban đầu, Hậu chăm lo từng chút cho mẹ con Từ nữa mà thay vào đó là những trận mắng mỏ, thái độ khó chịu, cáu gắt để rồi Hộ tự nhận ra mình càng tha hóa và vô cùng dằn vặt lương tri mình gấp bội. Tuy nhiên, Nam Cao để Hộ tự nhận thức được việc mình là cũng là cách để chứng minh rằng Hộ vẫn còn thuốc chữa, vẫn có thể sống khác đi để có một cuộc đời tốt đẹp hơn về sau. 

Bằng ngòi bút sắc sảo và tinh tế, Nam Cao đã phô bày dưới ánh sáng văn chương mọi vẻ đẹp nhất trong tâm hồn của con người, ta thấy rõ được rằng dù ở Chí Phèo, Hộ, Điền hay Thứ thì thứ ánh sáng ấy vẫn chưa bao giờ mất đi mà nó chỉ bị sự khắc nghiệt của cuộc sống che khuất đi mà thôi. 

Nam Cao luôn tìm cách để giữ trọn vẻ đẹp trong tâm hồn của con người giữa các bi kịch
Nam Cao luôn tìm cách để giữ trọn vẻ đẹp trong tâm hồn của con người giữa các bi kịch

KẾT LUẬN 

Có rất nhiều nhà văn viết về đề tài hiện thực, về người nông dân hay trí thức, tuy nhiên sang đến Nam Cao người đọc mới cảm nhận được sâu sắc nhất giữa hiện thực đi kèm giá trị trong tâm hồn con người – đó là những phút giây rằng xé đau đáu khi không được sống trọn vẹn cả hai, chẳng ai muốn có cuộc đời như vậy. “Đời thừa” xứng đáng là áng văn chương bất hủ về bi kịch cuộc đời cùng khổ của người trí thức và cũng là khúc ru bất hủ của lương tri con người.

Xem thêm:

  • Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo
  • Tình huống truyện đặc sắc trong Vợ nhặt của Kim Lân
  • Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Thạch Lam

Nguồn: https://www.reader.com.vn/doi-thua-bi-kich-van-chuong-cua-mot-nha-van-chan-chinh-a887.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *