Nhảy việc hay thay đổi chính mình – F5 công việc, F5 cuộc đời

Nhảy việc hay thay đổi chính mình – F5 công việc, F5 cuộc đời

Bạn đang xem bài viết Nhảy việc hay thay đổi chính mình – F5 công việc, F5 cuộc đời được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Nhảy việc liên tục, không tìm thấy một công ti có thể gắn bó lâu dài với mình là tình trạng của rất nhiều Gen Z ngày nay. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển kỹ năng bản thân cũng như mục tiêu lâu dài của người trẻ. Vậy chúng ta nên nhảy việc nhiều hay không? Câu trả lời được nằm trong cuốn sách “Nhảy việc hay thay đổi chính mình?”

nhay-viec-hay-thay-doi-chinh-minh-f5-cong-viec-f5-cuoc-doi-1

Cảm nhận về sách

“Nhảy việc” là hành động phổ biến của giới trẻ ngày nay, chỉ cần cảm thấy sếp khó chiều hoặc đồng nghiệp khó tính, thấy công việc quá khó, thường xuyên phải tăng ca,… và rất nhiều lý do khác nhau và đôi khi xuất phát từ một câu chuyện rất nhỏ cũng đủ để làm “lung lay” tinh thần của nhiều người trẻ mà chúng ta hay thường gọi là Gen Z.

Cuối cùng nhảy việc liên tục có phải sẽ giúp người trẻ được đổi môi trường, trải nghiệm nhiều hơn trong công việc hay không? Thực tế, nhảy việc liên tục sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến người trẻ, đặc biệt là sự kiên trì khi theo đuổi một công việc. Nếu chán thì nghỉ, vui vẻ thì đi làm, thích lúc nào thì nỗ lực lúc ấy, làm gì cũng theo cảm hứng vậy thì chúng ta sẽ chẳng thể gắn bó lâu dài với một công ti lâu dài.

Sự rộng lượng sẽ giúp bạn thay đổi cuộc chơi

Sự rộng lượng, cách cư xử nhã nhặn, điềm tĩnh thường là yếu tố ghi điểm hàng đầu trong giao tiếp. Hãy nhớ rằng rộng lượng bao giờ cũng tốt hơn sự ích kỷ. Có thể bạn không thể khiến người đối diện thay đổi quan điểm để có cái nhìn tích cực hơn nhưng bạn chỉ cần nói cho họ biết họ cần rộng lượng. Khi chúng ta sẵn sàng bỏ qua lỗi sai của người khác, giúp đỡ họ thay đổi, giá trị bạn nhận lại không chỉ có ở hiện tại mà sau này bạn còn nhận được rất nhiều thứ khác. Hãy suy nghĩ, bạn giúp đỡ người khác, sau này khi khó khăn sẽ có người khác giúp đỡ lại bạn. Sự rộng lượng không phải khi bạn có thể nhiều tiền sau đấy dùng số tiền ấy để giúp người khác. Rộng lượng còn được quy ra rất nhiều giá trị khác nhau. Khi bạn cho đi thời gian quý báu của mình với người khác đó cũng được xem là một dạng rộng lượng.

“Sự rộng lượng tạo ra lòng trung thành. Bạn sẽ hết mình giúp đỡ người đã rộng lượng với bạn. Và nếu bạn là người rộng lượng, nhân viên của bạn sẽ làm việc chăm chỉ hơn. Khách hàng của bạn cũng quay lại thường xuyên hơn. Khi bạn gặp khó khăn, mọi người sẽ tìm cách để xốc bạn dậy. Khi bạn mạo hiểm, chẳng hạn như nhảy việc, mọi người sẽ không ngần ngại tìm cách để hỗ trợ bạn.”

Không bao giờ nhảy việc nếu thiếu phẩm chất

Trước khi theo đuổi ước mơ chúng ta có thể chẳng có gì trong tay nhưng bạn đã vạch ra cho mình một kế hoạch, nhất là một kế hoạch khả thi giúp bạn tiến bước đến ước mơ. Giống như nhảy việc vậy, nếu bạn không đủ năng lực vậy thì khoan nghĩ đến chuyện nhảy việc, hãy trau dồi bản thân để nâng cấp trình độ của mình.

nhay-viec-hay-thay-doi-chinh-minh-f5-cong-viec-f5-cuoc-doi-2

Sự thay đổi càng lớn sẽ dẫn đến nhiều sự hỗn loạn vậy nên trước khi quyết định thay đổi bất cứ điều gì hãy nghĩ về trình độ của bản thân trước khi muốn thử sức. Phẩm chất là thứ giúp bạn điều hướng sự hỗn loạn. Khi có bất cứ chuyện gì xảy đến chúng ta cũng có thể dựa vào năng lực của bản thân để đối phó với tình hình.

“Khi một vũ công thay đổi vị trí, anh ta giữ được thăng bằng. Anh ta làm điều này bằng cách lấy mình làm trọng tâm, chuyển trọng tâm, tái lập sự cân bằng của mình ngay khi nhảy lên. Nếu không, anh ấy sẽ ngã và bị đau.”

Rõ ràng bạn có thể

Theo chia sẻ của tác giả, trước đây khi anh bị sa thải khỏi một công ti, nhiều người cho rằng anh chẳng có cơ hội trở thành một tác giả. Họ nói anh không có kỹ năng cũng như sự nhiệt huyết để trở thành nhà văn. Thế nhưng chỉ một vài năm sau đó anh đã trở thành một tác giả trước sự ngỡ ngàng của mọi người.

Bạn có thể bị người khác xem thường hoặc không tin tưởng nhưng có một điều bạn phải tin tưởng vào bản thân bạn mới đạt được điều mình muốn làm. Điều này không khó nếu chúng ta có một tinh thần vững chắc. Suy cho cùng lời người khác nói đều không quan trọng bằng sự nỗ lực từ chính chúng ta.

nhay-viec-hay-thay-doi-chinh-minh-f5-cong-viec-f5-cuoc-doi-3

“Nếu cuốn sách bàn đến chuyện Làm sao để đứng nguyên một chỗ thì chúng ta sẽ không phải làm rõ về sự can đảm. Nhưng không, chúng ta đang nói về quá trình Làm lại từ đầu. Điều đó thực sự rất đáng sợ. Không sao. Tất cả chúng ta đều phải trải qua sự sợ hãi. Đó là một phần trong cái giá của việc tái tạo sự nghiệp. Hầu hết mọi người đều không muốn trả cho nó. Đừng giống như họ. Hãy tiến lên với sự can đảm.”

Chúng ta thường dễ bị dao động từ lời nói của người khác, chúng ta dễ dàng bị nghịch cảnh gục ngã. Nhưng đâu ai thành công dễ dàng như trong phim truyền hình, để có được một công việc tốt, một cuộc sống vui vẻ con người luôn phải gắn liền với hai chữ lao động, hy vọng bạn hiểu được rằng cuộc sống từ trước đến nay không có điều gì miễn phí, cũng chẳng có hai chữ dễ dàng.

Trích đoạn hay trong sách

70% người Mỹ không có việc không hề cảm thấy sợ hãi. Họ không hạnh phúc, thậm chí có thể đau khổ nhưng họ không sợ. Sợ hãi không quấy rầy cảm giác bế tắc bởi chúng đã rời cuộc chơi rồi. Sự thờ ơ, quyền lợi, thất vọng, nghi ngờ, một loạt những cảm xúc tiêu cực khi bạn từ bỏ giấc mơ rằng bạn sinh ra để làm nhiều việc hơn trong cuộc đời. Chẳng cần sự sợ hãi phải lãng phí thời gian để làm tăng thêm giông tố trong cơn bão đó.

nhay-viec-hay-thay-doi-chinh-minh-f5-cong-viec-f5-cuoc-doi-4

Nỗi sợ chẳng thích gì ngoài việc bạn để các mối quan hệ, phẩm chất và các kỹ năng dư thừa mà bạn không bao giờ sử dụng trong suốt thời gian thể hiện nhiệt huyết. Sự sợ hãi thích những cơ hội bị bỏ lỡ và những tiềm năng bị lãng phí như tôi thích món phô mai. Nhiệt huyết không ủng hộ việc đó. Nhiệt huyết biết bạn phỉ làm những việc người khác không làm để có được những kết quả mà người khác sẽ không nhận được. Nhiệt huyết là dám thử, dù sau đó có thất bại. Sau đó, nó lại tiếp tục cố gắng một lần nữa, vì can đảm chỉ đơn giản là bạn cảm thấy không gì là không thể.

Lời kết

Bạn sẽ chẳng còn sợ đến ngày thứ hai mỗi tuần hay thở dài mỗi khi phải tăng ca. Bạn không còn cảm thấy đi làm là áp lực của bản thân nếu bạn biết cách cân bằng cuộc sống và công việc. Trước khi nhảy việc hãy tự hỏi bản thân vì sao bạn lại đưa ra quyết định ấy? Cuốn sách Nhảy việc hay thảy đổi chính mình sẽ giúp chúng ta có định hướng tốt hơn cho bản thân về câu chuyện nghề nghiệp.

Nguồn: https://www.reader.com.vn/nhay-viec-hay-thay-doi-chinh-minh-f5-cong-viec-f5-cuoc-doi-a975.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *