Bạn đang xem bài viết Những tác giả xuất sắc của nền văn học Trung Quốc thời cổ đại được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
Văn học Trung Quốc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, từ các tài liệu lưu trữ của các triều đại cho đến các tiểu thuyết hư cấu từ thời trung cổ để phục vụ cho các độc giả người Trung Quốc. Nền văn học Trung Quốc là một nền văn học lớn của thế giới, bởi không chỉ mang yếu tố lịch sử với sự ảnh hưởng của các đạo giáo lớn, thậm chí ảnh hưởng sâu sắc đến những quốc gia khác. Nên nền văn học Trung Quốc chứa đựng nền văn hóa lớn, đặc biệt là thời kì cổ đại, phong kiến, đã xuất hiện những tác giả lớn có tầm ảnh hưởng ở tầm châu lục. Sau đây là những tác giả xuất sắc của nền văn học Trung Quốc thời cổ đại.
1. Lỗ Tấn
Lỗ Tấn (1881 – 1936), nhà văn cách mạng Trung Quốc. Tuy sáng tác không nhiều và tập trung chủ yếu vào truyện ngắn và tạp văn nhưng ông vẫn xứng đáng là một trong những nhà văn lừng danh nhất Trung Quốc thế kỉ XX và là bậc thầy truyện ngắn thế giới. Ông sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881 tại phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Cha ông mất khi ông 16 tuổi. Năm 18 tuổi, ông đến Nam Kinh thi vào trường Hàng hải. Tại đó, ông được tiếp xúc với nhiều thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội tiến bộ của nhân loại. Đấy là khởi đầu để ông tiến hành nhận thức lại xã hội và dấn thân vào con đường cách mạng.
Ông là giáo sư của nhiều trường đại học và là linh hồn của nhiều tổ chức sinh viên yêu nước. Ông là một nhà văn triết lý, ông quan điểm rằng nhà văn cũng là một thầy thuốc, tuy từng là một thầy thuốc, nhưng ông cho rằng thầy thuốc chỉ chữa được một vài bệnh nhân, trong khi đất nước Trung Quốc đang trở nên mục nát, nhân dân bị che mắt, ông đã quyết định trở thành một nhà văn để có thể chữa lành được những căn bênh tinh thần của người dân Trung Quốc.
2. Lý Bạch
Lý Bạch, tự Thái Bạch hiệu Thanh Liên cư sĩ là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung. Cuộc đời của ông đi vào truyền thuyết, với phong cách yêu rượu hiếm có, những truyện ngụ ngôn và truyền thuyết về tinh thần trượng nghĩa, cũng như điển tích nổi tiếng về việc ông đã chết đuối khi nhảy khỏi thuyền để bắt cái bóng phản chiếu của mặt trăng. Theo lời Lý Bạch kể lại, ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là cháu chín đời của Tây Lương Vũ Chiêu vương Lý Cảo nước Tây Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Có sách ghi ông là con cháu đời sau tông thất nhà Đường, cụ thể là hậu duệ của Ẩn Thái tử Lý Kiến Thành. Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc, mệnh danh là thi tiên, với những áng thơ bất hủ mà đến bây giờ không có ai sánh bằng.
3. Tào Tuyết Cần
Tác giả của Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần, Ông sống trong triều đại phong kiến nhà Thanh, Trung Quốc. Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, gia đình đời đời thế tập chức Giang Ninh chức tạo là một chức quan to thu thuế tại Giang Ninh thành. Năm lần vua Khang Hi tuần du Giang Nam thì bốn lần ngự tại Tào phủ. Cuộc sống trong phủ vô cùng xa hoa vương giả. Mười năm cuối đời ông đã dồn toàn bộ trí lực để tạo nên kiệt tác Hồng Lâu Mộng, một trong những tác phẩm về sau được đánh giá là kinh điển của văn học Trung Quốc. Tác phẩm đã được ông sửa chữa 5 lần trong cảnh cùng khốn, ốm đau không tiền mua thuốc, con chết. Khi ông còn sống tác phẩm đã không hoàn thành và không được công bố. Sau khi ông qua đời, hai mươi tám năm sau, Cao Ngạc đã dựa vào di thảo của ông để hoàn thành nốt bằng việc viết tiếp 40 hồi. Tào Tuyết Cần có một tác phẩm duy nhất thành công – Hầu Lâu mộng, nhưng lại là mộ kiệt tác bất hủ, khiến nhiều thế hệ phải nức lòng.
4. Vương Bột
Vương Bột (650–676), tự Tử An, người Long Môn, Giáng Châu (ngày nay là Hà Tân, Sơn Tây) thời nhà Đường. Vương Bột được xem là một trong “Sơ Đường tứ kiệt” (bốn nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường), 3 nhà thơ còn lại là: Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân và Lạc Tân Vương. Văn học Trung Quốc cực kì nhiều nhà thơ nổi tiếng, với những tác phẩm đi vào sử sách. Vương Bột cũng là một trong những huyền thoại thơ của Trung Quốc. Tác phẩm nổi tiếng của ông là Đằng Vương Các Tự. Ngoài “Đằng Vương Các tự” mà ai đọc thơ Đường cũng biết, nhà thơ này còn có nhiều bài thơ đặc sắc khác về nhiều mặt của đời sống xã hội lúc bấy giờ. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc còn nói: đó là một “thần đồng”, thậm chí một “thiên tài”, và làm thơ không bao giờ phải nháp.
5. Hàn Phi
Hàn Phi là học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo trường phái Pháp gia, tác giả sách Hàn Phi tử. Hàn Phi tổng hợp tư tưởng của các pháp gia trước ông, các nhà nghị luận thời Chiến Quốc, mà viết bộ sách Hàn Phi Tử. Trong bộ sách này, ông thương xót những người thanh liêm, chính trực không được bọn tôi gian tà dung tha, nhìn những sự biến đổi tồn vong của các nước ngày xưa như thiên Cô Phẫn (sự phẫn nộ của con người cô độc), Ngũ Đố (năm thứ sâu mọt), Nội Ngoại Trữ Thuyết (sưu tập những lời bàn về việc trong và việc ngoài), Thuyết Lâm (chuyện người xưa), Thuyết Nan (cái khó trong việc du thuyết),… tất cả hơn mười vạn chữ. Nguyễn Hiến Lê đánh giá bộ Hàn Phi Tử có giá trị hơn bộ Quân vương (Le Prince) của Niccolò Machiavelli (1469-1527) cả về tư tưởng lẫn bút pháp. Hàn phi là một học giả, các tác phẩm của ông mang tính đạo lý, triết lý rất cao mang giá trị giáo dục cho những thế hệ sau này.
Trung Quốc là đất nước chứa đựng những nền văn hóa lớn của thế giới, cũng như sản sinh ra những tác giả kiệt xuất, cũng như với những tác phẩm xuất sắc mà dù đã trải qua bao thời gian, vẫn tồn tại bất diệt.
Xem thêm:
- Top những cuốn tiểu thuyết trinh thám Trung Quốc hay nhất
- Những cuốn tiểu thuyết hay nhất của Tào Đình bạn không nên bỏ qua
Nguồn: https://www.reader.com.vn/nhung-tac-gia-xuat-sac-cua-nen-van-hoc-trung-quoc-thoi-co-dai-a596.html