Chiếc lá cuối cùng – Khi nghệ thuật là vị con người

Chiếc lá cuối cùng – Khi nghệ thuật là vị con người

Bạn đang xem bài viết Chiếc lá cuối cùng – Khi nghệ thuật là vị con người được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Nhà văn tựa như vị khách lãng tử, gieo hạt giống vào trong đất, để từ đó nở ra những bông hoa thật đẹp. Hành trình tạo ra một tác phẩm nghệ thuật là hành trình của máu và nước mắt, chắt lọc những tinh túy nhất của tâm hồn và đất trời để dệt lên cái được gọi là nghệ thuật. Sống sao cho xứng danh một người làm nghệ thuật, làm sao để cho ra đời một tác phẩm được coi là kiệt tác luôn là điều khiến những người làm nghệ thật day dứt. “Chiếc lá cuối cùng” đã giải đáp những câu hỏi đó. Một tác phẩm mà bất cứ ai đọc cũng phải trở trăn về đạo đức nghề nghiệp, về giá trị thật sự của kiệt tác nghệ thuật.

  • Những trích dẫn hay nhất trong sách văn học Việt Nam
  • Những trích dẫn hay nhất trong sách văn học nước ngoài
  • Sống với lòng biết ơn để cuộc đời luôn đong đầy ý nghĩa

Chiếc lá cuối cùng – Khi nghệ thuật là vị con người

Chiếc lá cuối cùng – bức tranh phản ánh cuộc sống của những họa sĩ nghèo

Truyện ngắn kể về những người họa sĩ nghèo ở cùng một khu nhà trọ tồi tàn, trong đó có cụ Bơ Men một ông họa sĩ già luôn muốn tạo ra những tác phẩm để đời có giá trị nghệ thuật, nhưng cuộc đời ông lại bị trói buộc trong một mớ bòng bong của cuộc sống mưu sinh thường nhật. Ông thường xuyên phải làm người mẫu cho lớp họa sĩ trẻ kiếm vài đô la để mua bánh mì và trả tiền thuê nhà trọ.

Chiếc lá cuối cùng – bức tranh phản ánh cuộc sống của những họa sĩ nghèo

Cuộc sống mưu sinh vất vả khiến cho ông ngày càng bị đẩy xa khỏi ước mơ nghệ thuật chân chính của mình, ước mơ về một tác phẩm để đời một kiệt tác vang danh tạo nên tên tuổi của ông ngay cả sau khi ông đã chết. Còn có cả Xiu và Giôn Xi, những họa sĩ trẻ còn tràn ngập sức sống nhưng lại bị bó hẹp trong ngôi nhà tồi tàn và bệnh tật. Những người họa sĩ nghèo- Xiu, Giôn-Xi, Bơ-men đã gặp gỡ nhau nhờ sợi dây của số phận, họ cùng trải qua một cuộc sống nhàm chán, u tối. Đau đớn thay khi những lo toan về vật chất vắt kiệt sức sáng tạo nghệ thuật. Xót xa thay khi khát vọng lớn lao lại phải nhường chỗ cho những suy nghĩ bình thường. Xuân Diệu đã từng có những câu thơ:

Cơm áo không đùa với khách thơ

Nghệ thuật có thiên hướng lãng mạn, tâm hồn con người phải sảng khoái , bình yên không lo nghĩ. Nhưng thực tế cho ta thấy rằng những người làm nghệ thuật bị chi phối rất nhiều bởi yếu tố vật chất, không gian nhỏ hẹp tù túng không chứa nổi đôi cánh luôn muốn tung bay trên bầu trời nghệ thuật của họ.

Kiệt tác của lòng trắc ẩn, sự hi sinh và nghệ thuật vị con người

“Bồ nhìn ra ngoài cửa sổ xem, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường ấy. Bồ có đặt nghi vấn tại sao nó không bao giờ bay lất phất khi có gió thổi không? Cưng ơi, đó là kiệt tác của ông Bơ-men đấy, ông đã vẽ nó vào đúng đêm chiếc lá cuối cùng rơi rụng…”

Nam cao từng nói: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”. Điều này một lần nữa được khẳng định lại trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. Một tác phẩm có giá trị là một tác phẩm được sinh ra từ sự hi sinh cao cả của tác giả, từ tâm hồn trong sáng và giàu tình yêu thương, kết hợp với sự tác động mạnh của nó lên con người. Bơ-men, người hoạ sĩ già, cũng là nhân vật được tác giả Chiếc lá cuối cùng dành cho những dòng văn ưu ái, trân trọng. Ông đã dành những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình để vẽ nên chiếc lá thường xuân – một kiệt tác nghệ thuật mang tên sự sống. 

Kiệt tác của lòng trắc ẩn, sự hi sinh và nghệ thuật vị con người

Tiếc thay, khi bác hoàn thành xong tác phẩm cũng là lúc bác phải vĩnh biệt cõi đời. Sự ra đi của bác chỉ là sự ra đi của xác thịt, còn tâm hồn của bác thì chắc chắn sẽ còn kết tủa lại mãi với thời gian. Kiệt tác ấy chính là kết quả của sự tích lũy tổng hòa hơn 40 năm cầm cọ, là sự dồn tụ cao độ của cái tâm và tài trong đời nghệ sĩ. Đến đây thì ông đã thực hiện được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình từ trước. Chiếc lá bình thường lại được coi là một kiệt tác bởi nó đã cứu sống được một con người. Chiếc lá đã đem lại hi vọng trong Giôn-xi, cô bắt đầu khát khao được sống mà mạnh mẽ đương đầu với bệnh tật. Không còn dáng vẻ của một bệnh nhân ủ rũ, sức sống mới được thổi bùng lên trong nhân vật. Sự tác động của bức tranh lên nhân vật là minh chứng rõ ràng nhất cho lời khẳng định nghệ thuật sinh ra là vì con người, vì để làm đẹp cho cuộc sống nên nó mới tồn tại.

Hình tượng chiếc lá cuối cùng

Chiếc lá thường xuân là hình ảnh mang tính biểu tượng xuyên suốt cả bài. Nó tượng trưng cho quá trình sáng tạo nghệ thuật. Để vẽ lên được chiếc lá, cụ Bơ – men đã phải đứng trong trời bão lớn, gió mạnh, hi sinh cả tính mạng để có thể hoàn thành nó. Quá trình tạo ra một tác phẩm không phải đơn giản, đi qua những mưa bão của cuộc đời, chắt lọc từ hồn của đất trời, gạn đục khơi trong chỉ giữ lại những điều đẹp đẽ nhất, nhân văn nhất, từ đó mới ra được một tác phẩm. “Chiếc lá cuối cùng” dành những dòng văn trân quý nhất cho tác phẩm của cụ Bơ-men, khi sự ra đời của nó đã đánh đổi bằng cả một đời người.

Chiếc lá cuối cùng là hình ảnh ẩn dụ cho nghệ thuật chân chính. “Chiếc lá cuối cùng” không chỉ là câu chuyện, nó còn là bài học cho những người đang sáng tạo nghệ thuật, dạy họ làm ra những tác phẩm bằng cả trái tim. Sức mạnh của nghệ thuật chân chính vô cùng lớn, nó tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người, và trái tim của họ. Tác giả có thể đã mất nhưng những đứa con tinh thần của họ thì còn sống mãi trong tâm hồn của những người ở lại. Với “Chiếc lá cuối cùng”, O. Hen-ri đã gởi lại cho thế hệ sau bức thông điệp viết trên màu xanh của lá cây: hãy thương yêu con người, hãy vì sự sống của con người. Đó là lẽ tồn tại cao nhất của nghệ thuật vì con người.

Cái chằng chịt, nhập nhằng của vật chất không làm dập tắt đi cái đẹp của nghệ thuật mang tên sự sống. Tác phẩm là lời khẳng định chắc chắn rằng nghệ thuật sinh ra là vì con người, phục vụ những lí tưởng cao đẹp của họ. Chiếc lá cuối cùng sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích giọng văn nhẹ nhàng, giản dị nhưng tầng ý nghĩa lại sâu xa, khơi gợi nhiều cảm xúc.

Thảo Nguyên

Nguồn: https://www.reader.com.vn/chiec-la-cuoi-cung-khi-nghe-thuat-la-vi-con-nguoi-a262.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *