Bạn đang xem bài viết Sức mạnh kết nối của văn chương được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
Văn chương kết nối con người gần lại với con người, mang đến cho chúng ta nhiều giá trị về cuộc sống, con người.
- Top 6 nhà văn nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới
- Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối
- Thạch Lam – Nốt trầm văn chương nhẹ nhàng mà tinh tế
Ngày bé cuộc sống của chúng ta xoay quanh những câu chuyện giản đơn thông qua cách kể của ông bà, thế giới lúc đấy nhỏ bé vô cùng. Sau này khi lớn hơn một chút, đi học được tiếp xúc nhiều hơn với bài vở, đặc biệt là môn Ngữ văn chúng ta mới phát hiện ra thế giới này vô cùng rộng lớn, những câu chuyện được kể trong văn học rất đa dạng, mang đến cho chúng ta nhiều góc nhìn, cách suy ngẫm về cuộc sống.
“Văn chương có loại đáng thờ và có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. – Nguyễn Văn Siêu”
Từ rất lâu đời, văn học trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Qua các thời kỳ từ phong kiến đến hiện đại. Đời sống của chúng ta ngày một phát triển hơn và các giá trị thông qua nhiều thời kỳ được đúc kết trong những tác phẩm văn học để con cháu đời có thể tìm hiểu về đời sống của ông cha ta thông qua trang sách.
Văn chương luôn mang đến cho con người sự bình yên đến lạ kỳ.Văn học là để chữa lành và kết nối con người lại với nhau. Một tác phẩm hay là một tác phẩm chạm đến trái tim người đọc. Có thể kể đến kiệt tác Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
Chí Phèo được xem là cơn ác mộng của làng Vũ Đại, cuộc đời của hắn chỉ biết uống rượu và ăn vạ chính vì thế bị người đời xa lánh. Cuộc đời Chí tưởng chừng chỉ chìm trong men say của rượu cho đến một ngày hắn gặp được Thị Nở. Thị Nở là một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, hai người gặp nhau rồi thương nhau. Chí sau đó muốn làm người lương thiện, những ước mơ nhỏ bé ngày nào của hắn bỗng nhiên trỗi dậy.
Tình thương là thứ cảm hóa Chí Phèo và ý nghĩa của tác phẩm muốn truyền tải thông điệp kết nối giữa con người với con người của nhà văn Nam Cao. Chính nhờ có tình thương, văn chương con người mới biết yêu thương lẫn nhau, biết được rằng tình thương là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua khó khăn.
“Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn. – Thạch Lam”
Vào những năm đất nước ta đang gồng mình lên để kahsng chiến chống Mỹ, những bài thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật giống như một bài ca cổ vũ, động viên tinh thần của nhân dân ta ra trận để bảo vệ Tổ Quốc. Những bài thơ ấy mang âm thanh hào hừng, sự kiên cường của nhân dân ta quyết không để Đất Nước rơi vào kẻ địch. Sự gian khổ, hy sinh của những anh hùng giúp chúng ta nhận ra chiến tranh thật sự rất khốc liệt.
Hay bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ là sự hạnh phúc, niềm tự hào của một người thanh niên khi biết được lý tưởng cách mạng chính là nguồn sống của mình. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lý chói qua tim.” Dưới ánh sáng vĩ đại của Đảng và lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta bài thơ ấy giống như một lời động viên tinh thần đến những ai đã và đang gồng mình chống giặc.
Có thể nói ở bất cứ thời đại nào Văn học đều có sức ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Hình ảnh và câu chuyện của một tác phẩm nào đó có thể in sâu trong trí nhớ của độc giả. Điển hình là những tác phẩm nổi tiếng. Khi nhắc đến Chí Phèo người ta nhớ ngay đến hình ảnh một tên nát rượu, suốt ngày chỉ biết rạch mặt ăn vạ. Hay khi nhắc đến Chị Dâu trong tác phẩm Tắt đèn người ta hình dung một cuộc đời đầy tăm tối. Ấy thế mà nhiều người thường nói vui với nhau rằng “Tiền đồ của tôi giống như cuộc đời của chị Dậu.” Hay khi nói về Xuân tóc đỏ trong tác phẩm Số đỏ nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng Phụng người ta hình dung ra được bóng dáng của một kẻ lươn lẹo, không có học thức.
“Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn. – Thạch Lam”
Giữa cuộc sống xô bồ đôi khi chúng ta quá vội vàng mà quên mất mình cần cảm nhận mọi thứ một cách sâu sắc hơn. Mỗi lần đọc một trang sách, nghe kể về một câu chuyện nào đó chúng ta sống chậm lại để cảm nhận mọi thứ rõ ràng hơn. Văn chương là liều thuốc giúp con người trở nên hạnh phúc hơn.
Những áp lực, mệt mỏi đều có thể giải quyết được, nếu một ngày nào đó bạn không còn hứng thú với mọi thứ xung quanh mình. Bạn muốn tìm cho mình một chốn bình yên vậy thì hãy tìm cho mình một cuốn sách, đắm chìm vào câu chuyện trong sách và quên hết mọi phiền lo ngoài kia.
Văn chương kết nối con người lại gần với con người hơn, nó mang đến cho chúng ta rất nhiều bài học, góc nhìn mới về cuộc sống và đặc biệt một tác phẩm hay có thể thay đổi một con người. Vậy nên đừng xem thường sức mạnh của văn chương, nó không hề nhỏ bé, cho đến thời điểm hiện tại có vô vàn tác phẩm từ thế hệ trước vẫn được lưu truyền đến hôm nay như một lời nhắc nhở mỗi người cần phải lưu giữ giá trị đẹp đẽ ấy. Những tác phẩm văn học giống như món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Hy vọng bạn có thể đọc nhiều sách, nhiều tác phẩm văn học để hoàn thiện bản thân!
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, sự xâm lấn của nhiều hình thức giải trí khác nhau thì văn chương vẫn có vai trò rất to lớn trong cuộc sống của mỗi người. Văn học giúp tưới tắm tâm hồn của chúng ta. Hãy giữ cho mình tinh thần đam mê văn học, đọc thật nhiều sách để chúng ta trở thành người có giá trị cho xã hội bạn nhé!
Nguồn: https://www.reader.com.vn/suc-manh-ket-noi-cua-van-chuong-a1020.html