Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp văn học của đại thi hào Nguyễn Du

Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp văn học của đại thi hào Nguyễn Du

Bạn đang xem bài viết Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp văn học của đại thi hào Nguyễn Du được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Nguyễn Du là một trong những tác giả tiêu biểu nhất trên văn đàn Việt Nam. Với nhiều năm hoạt động trong sự nghiệp cầm bút, Nguyễn Du để lại cho nền văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Hãy cùng tìm hiểu tóm tắt về cuộc đời và thân thế, sự nghiệp sáng tác văn học đại thi hào Nguyễn Du ngay trong bài viết dưới đây nhé!

  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi
  • Giá trị hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều – Nguyễn Du
  • Nhà thơ Trần Tế Xương – Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học

Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp văn học của đại thi hào Nguyễn Du

1. Tiểu sử

Nguyễn Du (3 tháng 1 năm 1766 – 1820) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ, là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là “Đại thi hào dân tộc” và được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới”.

Năm 1803, khi vua Gia Long ra Bắc, Nguyễn Du từ Quỳnh Hải đem quân lương đi đón vua Gia Long, đến Phù Dung, trấn Sơn Nam Thượng thì gặp vua Gia Long, vua phong ngay tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay là huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên). Sự kiện này giống như Phi Tử đời Chiến Quốc dâng ngựa cho vua Chu Hiếu Vương mà được chức Phụ Dung, nên Nguyễn Du có danh hiệu là Phi Tử.

Nhờ thời kỳ đi giang hồ, Nguyễn Du đã thông thạo các ngôn ngữ Trung Quốc, nên chỉ mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội), ông được đặc cách lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long.

Năm 1805, ông được thăng Đông các học sĩ, tước Du Đức hầu và vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân.

Năm 1807, ông được cử làm giám khảo kỳ thi Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm 1808, ông xin về quê nghỉ.

Năm 1809, ông được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình.

Năm 1813, ông được thăng Cần chánh điện học sĩ (chính Tam phẩm) và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh.

Năm 1814, ông đi sứ về, được thăng Lễ bộ hữu Tham tri (tòng Nhị phẩm).

Năm 1816, anh rể Nguyễn Du là Vũ Trinh vì liên quan đến vụ án cha con Tổng trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng Nam.

Năm 1820, vua Gia Long qua đời, Nguyễn Phúc Đảm nối ngôi, tức vua Minh Mạng. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch tả chết ngày mồng 10 tháng 8 năm Canh Thìn (tức 16 tháng 9 năm 1820) lúc 54 tuổi.

Năm 1824, di cốt của ông được cải táng về quê nhà là làng Tiên Điền, Hà Tĩnh.

2. Phong cách sáng tác

Trong sáng tác, Nguyễn Du rất đề cao cảm xúc, là một nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững rất nhiều thể thơ của Trung Quốc thế nên hầu hết ở bất cứ thể loại thơ nào ông cũng có thể hoàn thành tác phẩm một cách xuất sắc. Nhắc đến Nguyễn Du không ai là không nhớ đến tài năng làm thơ bằng chữ Nôm và đỉnh cao trong đó là tác phẩm Truyện Kiều, đã cho thấy được tài năng truyền tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện và thơ.

Thơ và truyện của ông luôn nhiều màu sắc đặc biệt, sức sống dồi dào, đường nét phong phú. Những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du rất nhiều, nhưng mãi đến năm 1959 mới được nhà nho là: Bùi Kỷ, Phan Võ và Nguyễn Khắc Hanh sưu tầm, phiên dịch, chú thích và giới thiệu tập: Thơ chữ Hán Nguyễn Du (Nhà xuất bản Văn hóa, 1959) chỉ gồm có 102 bài. Đến năm 1965 Nhà xuất bản Văn học đã ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm 249 bài.

Tác phẩm Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805 – 1809). Tác phẩm được sáng tác dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều Truyện” của Trung Quốc, tác phẩm bao gồm 3254 câu thơ lục bát.

Truyện Kiều có giá trị nghệ thuật và giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm tố cáo, lên án xã hội cũ, một chế độ phong kiến thời xưa quá thối nát. Giá trị nhân văn được thể hiện ở chỗ Nguyễn Du đã thành công thể hiện được sự xót thương và tình cảm của mình dành cho Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại bạc phận, bị tước đi quyền làm người, quyền mưu cầu hạnh phúc. Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng như ẩn dụ, tả cảnh, ngụ tình và những tình huống truyện vô cùng độc đáo. Từ những chi tiết đó dù trải qua lớp bụi của thời gian Truyện Kiều vẫn là một tác phẩm kinh điển, làm nên tên tuổi và để lại rất nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.

3. Nhận định về Nguyễn Du và tác phẩm của ông

Hồn Nguyễn Du phảng phất mỗi trang Kiều. – Khuyết danh

Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn. –  Chế Lan Viên

Truyện Kiều là một tiếng kêu thương, một bản tố cáo, một giấc mơ… một cái nhìn bế tắc. – Hoài Thanh

Truyện Kiều về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt, mà ở trong đựng những vật có chất độc. – Huỳnh Thúc Kháng

Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ Việt Nam đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc. – Đào Duy Anh

4. Vinh danh

Hiện nay có rất nhiều trường học, thành phố tại Việt Nam mang tên Nguyễn Du.

Những tác phẩm của ông vẫn được bạn đọc lưu truyền đến ngày nay.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du, chúc bạn có kết quả học tập tốt!

 

Nguồn: https://www.reader.com.vn/tieu-su-cuoc-doi-su-nghiep-van-hoc-cua-dai-thi-hao-nguyen-du-a408.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *