Bạn đang xem bài viết Tình huống truyện là gì? Có mấy loại tình huống truyện? được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
Tình huống truyện được xem là linh hồn của một tác phẩm thế nên khi sáng tác một tác phẩm tác giả không thể bỏ qua được yếu tố quan trọng này. Vậy tình huống truyện là gì? Tác dụng của tình huống truyện là gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Tình huống truyện là gì?
Tình huống truyện là sự kiện, là hoàn cảnh, tình thế của câu chuyện. Tình huống này chứa đựng những mâu thuẫn, bất thường, thậm chí là nghịch lý trong cuộc sống của nhân vật.
Nhờ tình huống mang những đặc trưng kể trên, người viết có thể tạo nên hoàn cảnh, tình thế cho nhân vật. Thông qua đó, nhân vật bị buộc đưa ra lựa chọn, thể hiện tư tưởng, tâm lý hành động của nhân vật.
Tác phẩm có nhiều sự kiện. Nhưng không phải sự kiện nào cũng là tình huống truyện. Chỉ những sự kiện nổi bật nhất, thể hiện rõ những tình huống éo le, hấp dẫn và lột tả tâm lý, hành động của nhân vạt mới được coi là tình huống truyện.
Có những tình huống truyện nào?
Tình huống truyện được chia làm 3 loại phổ biến như dưới đây.
Tình huống tâm lí
Đây là tình huống diễn ra nhằm làm sáng tỏ đặc điểm tâm lí của nhân vật. Chẳng hạn, 1 số tác phẩm nghệ thuật xây dựng cảm xúc của nhân vật từ đau khổ, tuyệt vọng cho tới vui sướng. Đó là nhờ tình huống truyện đi từ bi kịch, éo le cho tới “tháo nút” làm sáng tỏ mọi việc.
Tinh huống hành động
Rất nhiều tác phẩm lựa chọn kiểu tình huống này. Tình huống hành động giúp bộc lộ diễn biến hành động qua đó làm rõ nét tính cách nhân vật.
Thông thường, những tình huống truyện mang tính hành động sẽ tạo dựng hoàn cảnh thử thách. Từ đó, khi nhân vật thực hiện hành động nào đó, người đọc sẽ thêm hiểu về tính cách, phẩm chất nhân vật.
Tình huống nhận thức
Khác với 2 kiểu tình huống nói trên, đây là tình huống không nhằm miêu tả hành động hay tâm lí. Thông qua tình huống này, nhà văn giúp nhân vật hiểu ra quy luật cuộc sống. Sự nhận thức, “vỡ lẽ” của nhân vật chính như là điểm “gỡ nút” của câu chuyện.
Tầm quan trọng của tình huống truyện
Tình huống truyện đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đối với cốt truyện, tình huống góp phần thúc đẩy cốt truyện phát triển, tạo kịch tính.
Không chỉ vậy, đối với nhân vật, tình huống này còn thể hiện tính cách, tâm lí nhân vật 1 cách rõ nét, chân thật nhất.
Ngoài ra, tình huống truyện còn giúp chúng ta làm sáng rõ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều truyền tải 1 thông điệp nào đó. Vì thế, chỉ thông qua tình huống truyện, mới có thể làm nổi bật yếu tố ý nghĩa đằng sau.
Đối với mỗi câu chuyện, việc xây dựng tình huống truyện đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, hiểu được tình huống truyện là gì và cách xây dựng, phát triển tình huống là điều cần thiết. Hi vọng những kiến thức được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu đúng hơn về tình huống truyện cũng như áp dụng vào tác phẩm và bài tập liên quan.
Về số lượng
Có thể thấy truyện ngắn có hai loại:
– Truyện ngắn chỉ có một tình huống:
Cả truyện ngắn chỉ xoay quanh có một tình huống duy nhất bao trùm. Có thể nói đây là loại truyện ngắn điển hình.
-Truyện ngắn có nhiều tình huống đan xen nhau:
Cả thiên truyện được dệt từ nhiều tình huống. Tuy nhiên, trong đó, chúng cũng phân vai thành chính – phụ (nghĩa là có cái nào đó là chủ chốt) chứ không phải tất cả đều ngang hàng nhau, theo lối dàn đều. Đây là dạng truyện ngắn không thật điển hình. Chúng thường có dáng dấp của một truyện dài thu nhỏ, hơn là một truyện ngắn thực thụ (trong chương trình cấp ba, có thể ví dụ: Chí phèo của Nam Cao, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Mùa lạc của Nguyễn khải, Tướng về hiru của Nguyễn Huy Thiệp…)
– Từ chỗ coi tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn, có thể thấy rằng thực ra, về phân loại chỉ có truyện ngắn và truyện dài. Không có cái gọi là truyện vừa. Bởi việc phân định ra truyện vừa chỉ dựa vào có một tiêu chí rất phụ là độ dài trung bình của văn bản truyện mà thôi.
Một số ví dụ về Tình huống truyện
1. Tình huống truyện trong Vợ chồng A Phủ
Truyện mở đầu bằng hình ảnh của Mị, về quá khứ và những gì mà Mị đã trải qua. Khi Mị đang dần mất hết động lực vào cuộc sống thì A Phủ xuất hiện như một tia sáng đời Mị. Hai con người ấy tưởng chừng như hai đường thẳng song song không có điểm giao nhau, ấy vậy mà khi đã trải qua những khó khăn, bão giông của cuộc đời vậy nên bên trong họ luôn tồn tại một sức sống tiềm tàng chỉ đợi bộc phát ra bên ngoài.
Tác phẩm đã thành công phơi bày sự thật đáng sợ của giai cấp thống trị miền núi và đồng thời thể hiện được sức sống tiềm tàng của Mị và A Phủ. Những con người lương thiện luôn khao khát được sống một cách đúng nghĩa.
2. Tình huống truyện trong Vợ nhặt
Tràng là một chàng trai nghèo mồ côi cha và sống với mẹ tại xóm ngụ cư. Hình tượng của Tràng là một chàng trai có ngoại hình xấu xí, tính tình có phần dở người thế nên nguy cơ hắn ta ế vợ rất cao. Sống trong thời buổi đói kém khắp nơi, ai cũng lo lắng không biết mình có thể sống qua khỏi nạn đói này hay không thì Tràng vô tình có vợ mà cô vợ này được chàng nhặt về. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy Tràng có thêm niềm vui là có vợ tuy nhiên khi cưới vợ về lại thêm một miệng ăn vậy nên đây cũng được xem là nghịch cảnh.
Nguồn: https://www.reader.com.vn/tinh-huong-truyen-la-gi-co-may-loai-tinh-huong-truyen-a890.html