Bạn đang xem bài viết Ý nghĩa nhan đề của một số tác phẩm văn học hiện đại được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.
Sự thành công của một tác phẩm Văn học không chỉ nằm ở nội dung hay mang đến nhiều giá trị cho người đọc mà còn phải kể đến nhan đề. Nhan đề mang lại cho người đọc những suy ngẫm, ý nghĩa sâu sắc mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua tác phẩm.
1. Làng
“Làng” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Kim Lân, Làng trong tác phẩm đề cập đến là làng quê có ở khắp mọi nơi trên đất nước hình chữ S của chúng ta. Từ đó nhà văn muốn người đọc hiểu được rằng để có được cuộc sống bình yên, một đất nước đoàn kết nhờ vào tình yêu quê hương đất nước của người nông dân Việt Nam trong thời kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ.
Nhan đề “Làng” không chỉ nói về tình yêu làng của nhân vật ông Hai mà thông qua “Làng” nhà văn muốn ca ngợi tình yêu quê hương của nhân dân ta.
2. Chiếc lược ngà
Chiếc lược ngà là một tác phẩm gần gũi với độc giả bởi tác phẩm chứa đựng tình cảm cha con vô cùng thiêng liêng. Chiếc lược ngà là kỉ vật của ông Sáu với bé Thu, một nhan đề chứa đựng rất nhiều tình cảm đó là tình cha con, là nỗi đau do chiến tranh gây ra. Hình ảnh chiếc lược đầy ý nghĩa và giàu tính nghệ thuật.
3. Bến quê
Bến quê là điều chân thật, gần gũi với nhân vật chính của truyện là Nhĩ. Thời trẻ Nhĩ đi khắp mọi nơi, anh có nhiều trải nghiệm. Ấy vậy mà đến ngày bị bệnh, có dịp ở nhà anh mới nhận ra sự tần tảo của người vợ luôn quan tâm và yêu thương anh. Khi đó Nhĩ nhận ra rất nhiều điều đặc biệt là hình ảnh bãi bồi bên kia sông Hồng nơi có vẻ đẹp lạ kì. Nhan đề Bến quê mang đến cho người đọc bài học hãy trân trọng vẻ đẹp gần gũi, chân thật tại nơi quê hương của chúng ta.
4. Những ngôi sao xa xôi
Những ngôi sao xa xôi được xem là một tác phẩm được rất nhiều người biết đến trong thời kỳ khiến chống Mĩ của nhân dân ta. Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” nhằm ca ngợi hình ảnh của các anh bộ đội, vẻ đẹp thơ mộng đầy lãng mạn của các cô gái xinh đẹp sẵn sàng chiến đấu tại tuyến đường Trường Sơn vì độc lập, tự do của nhân dân ta. Nhân vật Nho, Thao, Phương Định được hiện lên rất đẹp bởi sự dũng cảm của các chị.
5. Chí Phèo
Ban đầu tác phẩm Chí Phèo có tên là Lò gạch cũ bởi nhân vật Chí bị bỏ rơi tại lò gạch cũ, nhan đề nhằm nhấn mạnh hình ảnh lò gạch để độc giả hiểu rõ hoàn cảnh tội nghiệp của Chí.
Sau đó tác phẩm được đổi thành “Đôi lứa xứng đôi” nhằm nhấn mạnh mối tình của Chí Phèo và Thị Nở.
Cuối cùng tác phẩm lấy tên là “Chí Phèo” cũng là tên nhân vật chính của tác phẩm. Và chính vì sự bất hạnh, tội nghiệp của Chí vậy nên độc giả có cái nhìn đồng cảm sâu sắc với Chí.
6. Hạnh phúc của một tang gia
Khi nhắc đến hạnh phúc chúng ta sẽ nghĩ ngay về những thứ vui vẻ, đối ngược lại khi nhắc đến tang tóc chúng ta sẽ đau khổ vô cùng. Vậy tại sao hai từ này lại được xếp cạnh nhau trở thành nhan đề của một tác phẩm? Điều này gây sự tò mò rất lớn đối với độc giả. Đám tang nhưng lại tràn ngập “tiếng cười” của mọi người là sự mâu thuẫn rất lớn…
Sự nghịch lý ấy nhằm châm biếm các nhân vật trong tác phẩm của mình, cái chết của cụ tổ Hồng khiến cho con cháu vui hơn bao giờ hết. Vậy nên đám tang được diễn ra vô cùng lố lăng, kệch cỡm cùng sự giả tạo có không ít con cháu trong nhà. Chẳng có đám tang nào lại khiến con người ta vui đến như vậy, đồng tiền đã làm mờ con mắt đã khiến cho con cháu của cụ cố Hồng bất chấp tất cả, đạo đức xuống cấp trầm trọng.
7. Chữ người tử tù
Chữ là hiện thân của cái tốt đẹp, sự tài hoa của con người cần được ca ngợi. Đối ngược lại với “chữ” là người tử tù được xem là đại diện của cái xấu. Nhan đề tác phẩm thể hiện sự mâu thuẫn tạo được sự hấp dẫn, tò mò với độc giả.
Nhan đề tác phẩm hướng người đọc đến cái tốt đẹp và bài học cần phải loại bỏ cái xấu xa ra khỏi xã hội.
8. Bài thơ Đồng chí
“Đồng chí” danh từ thể hiện sự thân thương gần gũi, tình đồng đội với nhau. Nhà thơ Chính Hữu lấy tựa đề đồng chí tạo nên sự thân thiết, tình cảm giữa đồng đội với nhau. Không chỉ ca ngợi sự dũng cảm của các chiến sĩ khi chiến đấu mà còn là tình yêu thương, gắn bó đoàn kết với nhau trong cuộc sống.
9. Bài thơ Tiểu đội xe không kính
Tiểu đội xe không kính – một nhan đề không hoa mỹ, chỉ đơn giản là những câu chữ chân thật nhất về chiến tranh. Từ sự chân thật ấy mang lại cho chúng ta rất nhiều cảm nhận, xe không kính không phải vì xe không có kính, bom giật bom rung kính vỡ mất rồi.
10. Hai đứa trẻ
Trong tác phẩm Hai đứa trẻ, An và Liên là nhân vật chính. Khi nhắc đến đứa trẻ chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh ngây thơ, trong sáng hồn nhiên của một đứa trứa. Nhan đề nhằm nhấn mạnh hình ảnh đứa trẻ là An và Liên về những suy nghĩ non nớt của chúng. Đoàn tàu xuất hiện trong tác phẩm giống như mong ước của An và Liên vào một tương lai tốt hơn.
11. Bài thơ Viếng lăng Bác
Viếng lăng Bác thể hiện sự trân trọng, thành kính và sự biết ơn của nhà thơ Viễn Phương với người cha già kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nó còn thể hiện sự biết ơn của người đọc với Bác Hồ. Bác đã đi xa thế nhưng trong tim người dân Việt Nam bác vẫn còn sống mãi.
Để học tốt môn Ngữ văn chúng ta không chỉ cần phải nắm rõ nội dung của từng tác phẩm, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa nhan đề của từng tác phẩm từ đó suy ra nội dung cốt lõi, ý nghĩa thật sự mà nhà văn muốn truyền tải thông qua câu chữ. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các em học sinh có thật nhiều kiến thức để áp dụng vào bài học. Chúc các em có kết quả học tập tốt nhất.
Nguồn: https://www.reader.com.vn/y-nghia-nhan-de-cua-mot-so-tac-pham-van-hoc-hien-dai-a938.html