6 bài học hữu ích từ sách “Sự an ủi của triết học”

6 bài học hữu ích từ sách “Sự an ủi của triết học”

Bạn đang xem bài viết 6 bài học hữu ích từ sách “Sự an ủi của triết học” được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Thế giới này không chỉ có những niềm vui mà còn là sự tồn tại của nỗi buồn. Chúng ta ôm những nỗi buồn đau, thống khổ về sự thất vọng, thiếu thốn, khó khăn về cả mặt thể xác lẫn tinh thần để có thể chung sống một cách hài hòa nhất với thế giới này. Hãy trò chuyện cùng triết học để xoa dịu những nỗi đau này qua cuốn sách “Sự an ủi của triết học” nhé!

  • Top 8 cuốn sách hay về kỹ năng sống bạn trẻ nên đọc
  • Top 5 cuốn sách hay về xây dựng thói quen tích cực để thành công
  • Những cuốn sách giúp bạn chữa lành vết thương

6 bài học hữu ích từ sách “Sự an ủi của triết học”

Cuốn sách gồm 6 chương. Mỗi chương là một niềm an ủi về một nỗi buồn: niềm an ủi khi không được yêu thích, niềm an ủi khi không có đủ tiền, niềm an ủi cho nỗi thất vọng, niềm an ủi cho sự thiếu thốn, niềm an ủi cho trái tim tan vỡ, niềm an ủi cho khó khăn. Bằng lối kể chuyện gần gũi, Alain de Botton đã chia sẻ tư tưởng của 6 nhà triết gia vĩ đại và đưa triết học đến với cuộc sống của con người một cách đơn giản để chúng ta sống cuộc đời của chính mình.

6 bài học hữu ích từ sách “Sự an ủi của triết học” của tác giả Alain de Botton

1. Niềm an ủi khi không được yêu thích

Socrates, nhà triết học chỉ ra cho chúng ta hai con đường thoát khỏi hai ảo tưởng lớn lao: “Một là ta luôn luôn nên nghe theo sự phán xét của công luận; hai là không bao giờ”. Cảm xúc của con người luôn là điều khó hiểu nhất, chúng ta dễ dàng bị tư duy theo lối suy nghĩ của đám đông và dễ dàng bị ảnh hưởng bởi lời nói của người khác. Thế nhưng giá trị của những câu chỉ trích đến từ quá trình tư duy logic chứ không liên quan gì đến địa vị hay suy nghĩ của một nhóm người. Thế nên hãy giữ cho bạn một đầu óc thông thái trong một thế giới đầy hỗn loạn.

2. Niềm an ủi khi không có đủ tiền

“Hạnh phúc có thể không dễ gì có được. Những trở ngại chủ yếu để đạt được hạnh phúc không phải là vấn đề tài chính”

Giá trị thật sự của hạnh phúc không đến từ số tiền bạn có được, bạn trở nên rất giàu có nhưng nếu bạn không có được những người bạn thật sự, không có sự tự do thì liệu sự giàu có đó có ý nghĩa gì với cuộc đời? Hãy nhìn vào những giá trị của bản thân, những giây phút bạn được tận hưởng niềm vui cùng bạn bè và gia đình, bạn sẽ cảm thấy đủ đầy ngay cả khi bạn không giàu có.

3. Niềm an ủi cho nỗi thất vọng

“Chúng ta phải chung sống hòa bình với sự không hoàn hảo cần thiết của tồn tại:

Có gì đáng ngạc nhiên khi kẻ xấu làm việc xấu, hay khi kẻ thù làm hại ta hay khi bạn bè làm ta bực mình, khi con cái ta mắc lỗi hay khi người hầu không nghe lời?

Khi ta thôi kỳ vọng nhiều đến vậy, ta sẽ thôi tức giận”

Cuộc sống vốn dĩ không hoàn hảo, thế nên việc đòi hỏi một thế giới luôn hoàn hảo là điều không thể. Bạn sẽ tìm kiếm được sự bình yên thật sự trong tâm hồn nếu như bạn lựa chọn cách yêu những điều không hoàn hảo. Sự thất vọng luôn đến từ nỗi niềm kỳ vọng quá lớn từ chúng ta, thế nên bạn cần giữ cho mình một cái đầu thật tỉnh táo, làm việc hết mình và nếu không được kết quả như ý hãy rút ra kinh nghiệm cho lần sau và đừng đặt quá nhiều hy vọng của bạn vào người khác, khi ấy bạn sẽ sống một cuộc đời ý nghĩa hơn rất nhiều.

Trò chuyện cùng triết học và thấu hiểu tư tưởng từ các triết gia vĩ đại để xoa dịu những nỗi đau trong cuộc sống qua cuốn sách "Sự an ủi của triết học" nhé!

4. Niềm an ủi cho sự thiếu thốn

“Niềm tin bị đặt nhầm vào lý trí là nguồn gốc của sự ngu muội. Chúng ta không thể sống chỉ bằng sự thông thái mà còn là sự điên rồ.”

Trên đời có quá nhiều chuyện không thể thuận theo tự nhiên thế nên Montaigne cho rằng việc chúng ta đặt hết niềm tin vào lý trí là nguồn gốc của sự ngu muội. Thật khó để mà bạn có thể hoàn hảo ở tất cả các phương diện thế nên hãy yêu lấy bản thân, không chỉ là những ưu điểm mà còn những khuyết điểm,… tất cả điều này làm nên con người bạn.

5. Niềm an ủi cho trái tim tan vỡ

“Chúng ta chỉ có một lỗi thuộc về bản chất, đó là nghĩ rằng ta sinh ra là để hạnh phúc… Cho đến khi nào ta vẫn còn sống với sai lầm này thì thế giới đối với ta đầy rẫy mâu thuẫn. Trong mỗi bước đi, trong những thứ vĩ đại và nhỏ bé, chúng ta buộc phải trải nghiệm rằng thế giới và cuộc đời rõ ràng là không được sắp xếp với mục đích duy trì sự tồn tại của hạnh phúc.”

Cuộc sống đầy rẫy những mâu thuẫn, có những câu chuyện của cảm xúc nằm ngoài sự kiểm soát của lý trí nên cuộc đời này không chỉ có những ngày hạnh phúc mà còn là những ngày nỗi buồn của bạn như bị rơi xuống sự tận cùng của đau khổ nhưng nếu chỉ để bản thân bị chìm đắm mãi trong những chuyện đấy thì bạn sẽ không bao giờ thoát ra được. Hãy nỗ lực biến nước mắt thành tri thức và vượt qua bản thân.

6. Niềm an ủi cho khó khăn

“Không ai có thể sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại mà không có trải nghiệm, hoặc ngay lập tức vươn tới vị trí cao, cũng không ai là người tình tuyệt vời ngay từ lần đầu tiên; và trong những khoảng lặng giữa thất bại ban đầu và thành công trở về sau, ở khoảng trống giữa con người mà chúng ta muốn trở thành với con người hiện tại của chúng ta, phải có nỗi đau, sự lo lắng, lòng ghen tị và sự nhục nhã. Chúng ta phải chịu đựng đau khổ bởi vì chúng ta không thể tự nhiên làm chủ được những nguyên liệu cho sự viên mãn”

Nếu cuộc sống chỉ là một bức tranh màu hồng thì liệu bạn có phải cố gắng để hoàn thiện bản thân và đặt được những mục tiêu của đời mình nữa không. Đời người không thể nào trải qua tất cả mọi chuyện trong sự êm đẹp được, sẽ có những khó khăn và trải nghiệm. Bạn trải nghiệm ít thì bạn sẽ học được ít bài học hơn những người phải vật vã vượt qua khó khăn hàng ngày. Sự thành công nhỏ hơn lớn cũng phụ thuộc vào cái giá mà bạn phải trả. Thế nên trước khi thành công đừng chọn cách cúi đầu với khó khăn, bởi khó khăn là một điều hiển nhiên phải xảy ra trong cuộc đời của mỗi người. Cuộc sống trải qua trong bình lặng, đó chỉ là khi bạn chưa bước chân ra khỏi vùng an toàn.

“Sự an ủi của triết học” một cuốn sách giúp độc giả tiếp cận với triết học một cách dễ dàng hơn.

Bài viết mang tính cảm nhận cá nhân về những gì học được từ cuốn sách “Sự an ủi của triết học” của tác giả Alain de Botton và bài viết không phải là toàn bộ nội dung của sách.

Cảm ơn bạn đã đọc những bài viết của Reader, hy vọng những bài viết tiếp theo của chúng tôi vẫn sẽ luôn nhận được sự quan tâm theo dõi từ bạn.

Viết bởi Dương Hà – Reader

Nguồn: https://www.reader.com.vn/6-bai-hoc-huu-ich-tu-sach-su-an-ui-cua-triet-hoc-a212.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *