Những chi tiết đắt giá trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Những chi tiết đắt giá trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Bạn đang xem bài viết Những chi tiết đắt giá trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Chí Phèo” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, đặc biệt đối với thể loại văn học hiện thực. Nam Cao đã rất tài tình khi xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo – đại diện cho tầng lớp nông dân bị dồn vào đường cùng mà trở nên bần cùng hóa, đê tiện hóa.

  • Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao
  • Chùm ca dao tục ngữ hay nhất về tình yêu quê hương đất nước
  • Màu sắc Nam Bộ trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Những chi tiết đắt giá trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Tác phẩm của Nam Cao là tiếng thét tuyệt vọng nhất từ bản ngã của con người, khi quyền sống bị tước đoạt một cách trắng trợn, đồng tiền lên ngôi chi phối cả nhân phẩm. “Chí Phèo” được thêu dệt từ những chi tiết vô cùng đắt giá, giàu sức gợi mà không phải nhà văn nào cũng có thể viết được.

Chi tiết cái lò gạch cũ

Đây là hình tượng độc đáo trong tác phẩm, tạo nên kết cấu vòng tròn cho tác phẩm. Cái lò gạch cũ” vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt lòng, giờ đây khi Chí Phèo vừa chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của Thị Nở ở kết thúc truyện, đã gợi ra được sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện của người nông dân.

Cái lò gạch cũ vừa là hiện thân cho số phận bi kịch đau đớn của Chí Phèo nói riêng và người nông dân nói chung. Một hình ảnh mang tính tượng trưng cao, quen thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam nhưng không thể coi nó là nhà. Qua đó tác giả muốn khẳng định số phận chơi vơi bất định của những người nông dân. Hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện trong ý nghĩ của Thị ở đây nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: Một kiểu kết cấu tác phẩm đầu cuối tương ứng – kết cấu vòng tròn. Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ cường hoà một lần nữa được nhấn mạnh tô đậm. Bá Kiến chết thì có lí Cường, Chí Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song không thể giải quyết. Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của mình là vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại.

Chi tiết bát cháo hành của Thị Nở

Đây là chi tiết kinh điển đối với văn học Việt Nam, chạm đến đỉnh cao của khả năng xây dựng hình ảnh. Một hình tượng tràn ngập sức gợi, tỏa sáng một cách lấp lánh giữa hiện thực tăm tối, thối nát được đặt trong thế đối nghịch với chi tiết cái lò gạch cũ. Bát cháo hành – sự chăm sóc quan tâm vô tư của Thị Nở khiến hắn nhớ tới bà ba Bá Kiến và thấy ghê rợn về một mụ đàn bà mặt hoa dạ quỷ. Bát cháo ấy tưởng vặt vãnh mà trở thành liều thuốc giải cảm hữu hiệu cho Chí.

Bát cháo hành – vị thuốc giải độc cuộc đời Chí. Chính bát cháo đã gợi thức phần lương tri ngủ quên trong lốt “con quỷ dữ làng Vũ Đại”. Từ ăn năn, hối hận, Chí bỗng thấy thèm lương thiện, thèm trở về cuộc sống ngày trước. Bát cháo hành dẫn đường cho hi vọng hoàn lương. Khát khao lương thiện bùng dậy khiến Chí dồn hết hi vọng vào Thị Nở. Bát cháo hành đã hoàn thiện thiên chức gọi chất người, đưa Chí qua cuộc lột xác để trở về với lương thiện.

Có thể nói chi tiết bát cháo hành là sự đại diện cho tình thương và sự đồng cảm giữa người với người tưởng chừng như đã biến mất giữa xã hội ngổn ngang sự bất công và vô cảm, sự níu giữ cuối cùng đối với lòng lương thiện đang biến chất trong lòng đất nước. Nhà văn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sự lương thiện ấy của con người. Bát cháo hành vừa là sự đánh thức, vừa là quy luật tất yếu bởi niềm khao khát được sống như một người thực sự, có gia đình và hạnh phúc trong Chí chưa bao giờ tắt. 

Nhưng bát cháo hành cũng là chi tiết đẩy bi kịch của Chí lên đến đỉnh điểm. Sau năm ngày ở với Chí, Thị Nở bỗng nhớ ra mình còn bà cô và quyết quay về xin ý kiến. Thị bị bà cô xỉa xói vào mặt và khi quay lại nhà Chí Phèo, thị cũng chửi lại bằng tất cả những lời của bà cô và vùng vằng bỏ về. Chí níu kéo nhưng bị Thị xô đẩy, Chí rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng. Một chi tiết nhưng lại mang hai tầng nghĩa, một sáng một tối, một hạnh phúc ngập tràn, một bi kịch đau thương tột cùng. 

Chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo

Trong cơn say, hắn ngật ngưỡng bước đi và hắn chửi. Ban đầu hắn chửi trời vì trời sinh ra hắn một con người không hoàn thiện. Rồi hắn “chửi đời” vì đời bạc bẽo đã cưu mang hắn rồi lại vứt bỏ hắn. Tức quá, hắn “chửi cả làng Vũ Đại” đã đẩy hắn vào bi kịch tha hóa thê thảm. Nỗi cô độc đã lên đến tột độ, hắn”chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”! Đau đớn nhất, Chí Phèo chửi “đứa chết mẹ đứa nào sinh ra nó”. Chi tiết này thể hiện sự hận đời của Chí Phèo, hắn ruồng bỏ hiện thực đã đẩy hắn đến bờ cùng của sự sa ngã, hắn từ chối gốc gác nơi chốn vì không nơi đâu có thể chở che cho hắn. Nổi bật lên tất cả là giọng Chí Phèo vừa có phần phẫn uấtlại vừa cô đơn trước đồng loại: “Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! … Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không?” Đó là lời kể của tác giả hay chính suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật đang cất lên tiếng nói. Qua đó, Nam Cao đã nói lên tiếng nói của những người nông dân lúc bấy giờ, không thiết tha gì cuộc sống, chán chường, tha hóa, biến chất, đó là bi kịch của cả một giai cấp chứ không phải của riêng một cá nhân nào. 

Chi tiết làm nên một kiệt tác, Nó đã khái quát lên một chân lý nghệ thuật: nghệ thuật chân chính không những tìm thấy cái bình thường trong sự phi thường mà còn phát hiện cái phithường trong sự bình thường, thậm chí tầm thường. Chỉ có nhà văn lớn có khối óc và trái tim lớn mới làm được điều đó.

Thảo Nguyên

Nguồn: https://www.reader.com.vn/nhung-chi-tiet-dat-gia-trong-tac-pham-chi-pheo-cua-nam-cao-a85.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *