Gieo trồng hạnh phúc – Hơi thở ý thức

Gieo trồng hạnh phúc – Hơi thở ý thức

Bạn đang xem bài viết Gieo trồng hạnh phúc – Hơi thở ý thức được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Hạnh phúc luôn là thứ khiến con người ta phải theo đuổi đôi khi họ mất cả đời để định nghĩa hạnh phúc là gì? Vậy làm thế nào để chúng ta gieo trồng hạnh phúc mỗi ngày? Cuốn sách “Gieo trồng hạnh phúc” của thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ giúp chúng ta giải đáp những điều thú vị về hạnh phúc, cách để tránh xa khỏi những phiền não.

  • Review sách Muốn an được an – Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Top những cuốn sách hay nhất của thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Review sách Tâm tình với đất mẹ – Thiền sư Thích Nhất Hạnh

gieo-trong-hanh-phuc-hoi-tho-y-thuc-1

Cảm nhận về sách

Có bao giờ giữa những bộn bề của cuộc sống bạn đặt câu hỏi làm thế nào để chúng ta có được hạnh phúc hay chưa? Và cách để khiến chúng ta hạnh phúc mỗi ngày? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra trong đầu cùng giữa những băn khoăn khác nhau trong mỗi giai đoạn. Thật ra hạnh phúc chưa từng là điều khó tìm kiếm, nếu bạn biết cách làm mới cuộc sống mỗi ngày, biết buông bỏ những điều không thuộc về mình cuộc sống của bạn sẽ trở nên vui vẻ hơn.

Suy cho cùng hạnh phúc có đến được với chúng ta hay không tùy thuộc vào việc bạn có gieo trồng chúng mỗi ngày hay không? Mỗi ngày đều làm việc bằng tất cả niềm vui, sự yêu thích, năng lượng tích cực sẽ tự đến với bạn. Gieo trồng hạnh phúc – cuốn sách giúp độc giả tìm kiếm được bình yên trong tâm hồn.

Thiền điện thoại

Lời nói là thứ có thể tác động rất lớn đến người khác, nó có thể mang đến tình yêu thương, ngược lại nó cũng sẽ là thứ khiến con người ta đau lòng. Điện thoại là một phương tiện vô cùng quan trọng với bất cứ ai, đặc biệt là trong xã hội hiện đại như ngày nay. Chính vì sự thuận tiện của nó chúng ta được tiếp cận với nhiều thứ hay ho, thú vị và mặt xấu của điện thoại đó là khiến con người ta vô cảm hơn. Mặc dù mục tiêu của điện thoại là để giúp cho cuộc sống của con người tốt lên.

gieo-trong-hanh-phuc-hoi-tho-y-thuc-2

Khi con người ta có thể thoải mái hạ nhục, nói xấu hay thậm chí là bắt nạt trên mạng người khác không cảm thấy tội lỗi. Chỉ thông qua màn hình điện thoại, họ không suy nghĩ quá nhiều còn người bị chửi bới đó họ lại tổn thương vô cùng.

Hay khi chúng ta ngồi học, làm việc tiếng chuông điện thoại khiến bạn vô cùng lo lắng không biết ai gửi tin nhắn đến, không biết có sự kiện gì và bạn rất dễ bị xao nhãng.

Trước khi gọi điện thoại cho ai, hãy thở vào, thở ra hai lần và đọc thầm bài thi kệ rồi mới nhấc điện thoại lên bấm số:

Tiếng đi ngàn dặm
Xây dựng niềm tin yêu
Mỗi lời là châu ngọc
Mỗi lời là gấm thêu.

Thực tập thiền điện thoại có thể giúp ta trung hòa những căng thẳng hay trầm cảm trong ta và ta có thể mang Bụt vào trong đời sống hàng ngày của mình.

Quay về nương tựa

Trong cuộc sống này chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc bản thân cảm thấy bất an vô cùng, khó khăn kéo đến hoặc bạn gặp một biến cố nào đó rất lớn khiến bạn đánh mất chính mình lúc này chúng ta cần quay về nương tựa. Đừng để bản thân rơi vào trạng thái tuyệt vọng mà hãy tự chữa lành cho chính mình.

Hãy sử dụng bài thi kệ này để quay về với chính mình, bất kể là chúng ta đang ở đâu:

Quay về nương tựa, hải đảo tự thân
Chánh niệm là Bụt, soi sáng xa gần
Hơi thở là pháp, bảo hộ thân tâm
Năm uẩn là tăng, phối hợp tinh cần
Thở vào, thở ra
Là hoa tươi mát
Là núi vững vàng
Không gian thênh thang.

gieo-trong-hanh-phuc-hoi-tho-y-thuc-3

Làm mới

Cuộc sống không ngừng phát triển, mỗi ngày trôi qua đều là một ngày mới chúng ta cần phải suy ngẫm lại hành động của mình trong quá khứ không phải để tự trách móc bản thân mà là để sửa đổi. Sửa đổi những thứ chưa phù hợp, làm mới mẻ bản thân.

Không ngừng nói với chính mình phải học hỏi những điều tốt đẹp từ người khác. Luôn mang tâm thế sẵn sàng xin lỗi khi chúng ta làm sai gây tổn thương đến người khác. Hãy thực tập việc làm mới mỗi ngày bằng cách bày tỏ sự trân quý của ta đối với mọi người.

Ở Làng Mai luôn có hoạt động thực tập làm mới mỗi tuần. Mọi người sẽ cùng ngồi lại với nhau trong một vòng tròn, ở giữa sẽ có một bình hoa tươi. Mọi người cùng theo dõi hơi thở trong khi chờ vị chủ tọa bắt đầu. Làm mới có ba bước: Thứ nhất là tưới hoa, thứ hai là bày tỏ sự hối tiếc, thứ ba là nói lên những niềm đau và khó khăn của mình. Sự thực tập này giúp ngăn chặn tình trạng khổ đau chồng chất từ tuần này sang tuần khác và tạo ra một không khí hòa hợp cho mọi người trong tăng thân.

Làm biếng

Có không ít người “đam mê” công việc đến mức tự sắp xếp cho bản thân một đống công việc dày đặc, thậm chí những đối tượng như con em chúng ta cần được vui chơi nhiều hơn nhưng chúng cũng chẳng khác gì người lớn với một thời khóa biểu không thể kín hơn. Chúng ta luôn cho rằng phải bận rộn thật nhiều với công việc, với cuộc sống mới là chìa khóa tránh xa những thứ tiêu cực. Thế nhưng nếu để bản thân liên tục bận mà không có thời gian nghỉ ngơi và đó là một trong nhiều nguyên nhân khiến chúng ta đau khổ vì căng thẳng và trầm cảm do công việc gây nên.

Cuộc sống cần những ngày cần làm biếng, để bản thân được thoải mái sau khi làm việc căng thẳng. Ngày làm biếng là một ngày chúng ta nhìn lại sự thực tập của mình một cách sâu sắc hơn, cũng như nhìn lại mối quan hệ của mình với những người xung quanh.

gieo-trong-hanh-phuc-hoi-tho-y-thuc-4

Trích đoạn hay trong sách

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng ta dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và phục hồi. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, được sự chú tâm và gửi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể.

Những lúc không ngủ được, ta có thể tập buông thư để lấy lại sức. Nằm trên giường ta buông lỏng toàn thân và theo dõi hơi thở. Thực tập như vậy có thể giúp ta lấy lại giấc ngủ dễ dàng. Cho dù chúng ta không ngủ được đi nữa thì tập thở và buông thư vẫn giúp ta được nghỉ ngơi và thấy khỏe khoắn.

Chúng ta có thể sử dụng hai bài tập sau để đưa ý thức lên từng bộ phận của cơ thể như: tóc, da đầu, não, tai, cổ, phổi, các cơ quan nội tạng, hệ tiêu hóa… hay bất kỳ một bộ phận nào cần chữa trị, cần quan tâm, chăm sóc. Chúng ta theo dõi hơi thở, ôm ấp từng phần, gửi theo tình thương và sự biết ơn của chúng ta.

Lời kết

Để tận hưởng niềm vui trọn vẹn của cuộc sống chúng ta cần phải hiểu rõ đâu là thứ khiến chúng ta hạnh phúc mà đâu là thứ mang lại cho bạn phiền não. Hãy chánh niệm để bạn có thể hiểu hơn về cuộc sống, cách giúp chúng ta yêu thương mình mỗi ngày.

Review bởi Dương Hạnh

Nguồn: https://www.reader.com.vn/gieo-trong-hanh-phuc-hoi-tho-y-thuc-a950.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *